4 ngành nghề khởi nghiệp đáng chú ý tại việt nam 2022

Thứ Ba, 11/01/2022 17:13 (GTM +7)

Các ý tưởng và lĩnh vực kinh doanh gì sẽ là xu hướng khởi nghiệp năm 2022? Mô hình khởi nghiệp độc đáo nào doanh nghiệp cần tham khảo ngay? Là những câu hỏi được đặt ra và được quan tâm nhiều nhất hiện tại.

Các xu hướng khởi nghiệp năm 2020 và 2021 đã thay đổi rất nhiều do chịu ảnh hưởng từ dịch Covid 19. Hiện nay, tình hình đã phần nào được kiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn và có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào.

Việc thích nghi và linh hoạt thay đổi nhằm phù hợp với xu hướng phát triển  rất quan trọng với các startup. Cùng ITI Fund tìm hiểu một số gợi ý xu hướng của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2022 bên dưới nhé!

1. Y tế số

Lĩnh vực y tế số được ví như “cá gặp nước” và mở ra cánh cửa cơ hội đầy tiềm năng cho các startup, vì người tiêu dùng đã sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới trên nền tảng di động, bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe đang là một trong những ưu tiên hàng đầu bởi dịch Covid-19.

Trong đó, telemedicine (khám bệnh từ xa) được dự đoán sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam. Đây là hình thức sử dụng công nghệ thông tin nhằm hỗ khám chữa bệnh tuyến dưới để tạo ra mạng lưới y tế không bị giới hạn.

iti fund_4 xu hướng khởi nghiệp năm 2022_healthtech

Bên cạnh telemedicine, giải pháp số hóa hồ sơ sức khỏe tại bệnh viện công và các phòng khám tư cũng đang được quan tâm, vì nó giúp ngành y tế giảm thiểu lượng giấy tờ khổng lồ và khiến quá trình theo dõi, chăm sóc sức khỏe cộng đồng được hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, các startup công nghệ y tế vẫn phải đối mặt những khó khăn chung về vốn, chiến lược và kinh nghiệm. Sự đồng hành của các chuyên gia, quỹ đầu tư và các chương trình tăng tốc để đáp ứng xu hướng khởi nghiệp này là một trợ lực lớn.

2. EdTech

Thị trường giáo dục trực tuyến ngày càng thu hút các startup vì nhu cầu học tập tại nhà tăng mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và giãn cách xã hội.

Không những thế, đây còn là “mỏ vàng” trong mắt các nhà đầu tư vì theo thống kê của Google về “Xu hướng tìm kiếm nổi bật năm 2021”, cho thấy 5/10 từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2021 liên quan đến các công cụ dạy và học trực tuyến. 

iti fund_4 xu hướng khởi nghiệp năm 2022_edtech

Năm 2021 ghi nhận thương vụ edtech lớn nhất thuộc về tay Tập đoàn giáo dục EQuest vì đã huy động được 100 triệu USD từ KKR – một trong những công ty đầu tư lớn nhất thế giới. Trong khi đó, ứng dụng học tiếng Anh ELSA cũng nhận được 15 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B.

Ngoài ra, phần lớn các edtech Việt còn lại cũng nhận được khoản đầu tư không nhỏ như MindX (3 triệu USD), Coder School và Clevai (2,1 triệu USD), Marathon (1,5 triệu USD)…

Giám đốc Nextrans Việt Nam cũng nhận định, mức độ chi trả của phụ huynh nước ta cho giáo dục khá cao, từ 25-30% tổng thu nhập, nên xu hướng khởi nghiệp này là một trong những thị trường tiềm năng nhất Đông Nam Á nhưng hiện chưa có ‘dominant player’ (công ty thống trị thị trường), vì vậy cơ hội để các startup tỏa sáng và vươn mình thành kỳ lân còn rất lớn.

3. Fintech

Số lượng các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực Fintech tại Việt Nam luôn tăng trưởng theo từng năm. Nếu năm 2015 cả thị trường chỉ có 39 công ty thì đến năm 2021, ước tính đã có hơn 150 công ty tham gia hoạt động trong lĩnh vực này.

Chưa dừng lại ở đó, tính đến hết tháng 11/2021, đây còn là lĩnh vực dẫn đầu về tổng vốn đầu tư mạo hiểm, với 2 thương vụ có giá trị trên 100 triệu USD là MoMo và VNLife.

iti fund_4 xu hướng khởi nghiệp năm 2022_fintech

Các dịch vụ như quản lý tài sản, tài chính cá nhân, đầu tư, bảo hiểm,… cũng được đánh giá sẽ là xu hướng khởi nghiệp cho động lực tăng trưởng mới của thị trường. Dù tỷ lệ mảng này còn nằm ở mức 7.5% nhưng đây sẽ là cơ hội để nhiều startup nhập cuộc do việc thiếu hụt nguồn cung.

Trước xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều những startup đa dạng hướng tiếp cận như vậy, đây hứa hẹn sẽ trở thành phân khúc phát triển sôi động, thu hút được nhiều sự quan tâm trong thời gian tới.

4. Thương mại điện tử

Sau fintech, thương mại điện tử là lĩnh vực thu hút nhiều vốn thứ hai trong năm 2021 với công đóng góp lớn nhất thuộc về Tiki khi vòng gọi vốn Series E đã đạt trị giá 258 triệu USD do AIA dẫn đầu. Telio – một nền tảng thương mại điện tử B2B cũng được VNG (kỳ lân đầu tiên của Việt Nam) đầu tư 22,5 triệu USD.

iti fund_4 xu hướng khởi nghiệp năm 2022_ecommerce

Xét về quy mô, thị trường thương mại điện tử Việt Năm năm 2021 đã tăng trưởng đến 53% so với 2020 và đạt mức 13 tỷ USD, theo tính toán của Google, Temasel, Bain & Company. 

Không những thế, đây còn là năm chúng ta được chứng kiến những điểm nhấn thay đổi bên trong ngành thương mại điện tử Việt Nam, như việc chuyển mình thành kênh tiếp cận hàng tiêu dùng, thực phẩm thiết yếu trong những ngày giãn cách vì Covid19 của các doanh nghiệp.

Tiếp đến, không thể kể thiếu “cuộc đua tứ mã” ngày càng gây cấn giữa Shopee, Lazada, Tiki và Sendo trong việc cá nhân hóa trải nghiệm người dùng và bứt tốc doanh thu. Thanh toán trực tuyến và mua sắm bền vững cũng đang được xem là xu hướng khởi nghiệp của ngành hàng này.

ITI Fund_Thông tin giới thiệu

Thông tin liên hệ:

 

Bài viết liên quan

ITI Fund - Digital Health

Sức khỏe kỹ thuật số (Digital Health) – Lĩnh vực đầy hứa hẹn dành cho startups

ITI Fund - Carbon credit

Carbon Credit – Giải pháp chống lại biến đổi khí hậu và triển vọng phát triển tại Việt Nam

ITI Fund - Sleep tech - Mat ngu

Giải mã cơn sốt khởi nghiệp về công nghệ giấc ngủ trên thế giới năm 2023

ITI Fund - Tong hop cuoc thi khoi nghiep - Startup Wheel - Benkon

Top 10 cuộc thi khởi nghiệp startup nên quan tâm năm 2023

ITI Fund - AI và Truyền thông

Trí tuệ nhân tạo (AI) – Bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực truyền thông

ITI Fund - smart city

Thành phố của tương lai – Smart City, cơ hội vàng cho sự phát triển công nghệ và kinh doanh

ITI Fund - Độc đáo các startup giải quyết vấn đề rác thải nhựa thúc đẩy “nền kinh tế tuần hoàn”

Độc đáo các startup giải quyết vấn đề rác thải nhựa thúc đẩy “nền kinh tế tuần hoàn”

ITI Fund - Green bitcoin

Xanh hóa Bitcoin – nguyên nhân và các dự án nổi bật

»
«