Tiềm năng và những lưu ý khi startup muốn mở rộng thị trường tại Đông Nam Á (phần 1)
Thứ Ba, 18/04/2023 20:00 (GTM +7)
Tiềm năng của thị trường Đông Nam Á
Dù phải đối mặt với suy thoái kinh tế chung của thế giới vào năm 2023, Đông Nam Á vẫn được đánh giá là khu vực tiềm năng cho các startup có mong muốn mở rộng thị trường tại đây, vì một số lý do như:
- Quy mô thị trường lớn (680 triệu dân) với tốc độ tăng trưởng dự đoán ở mức 4-5%/năm. (*)
- Tổng giá trị hàng hóa của kinh tế số dự đoán đạt 200 tỷ USD vào năm 2022, sớm 3 năm so với các dự đoán trước đó. (**)
- Internet chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với 20 triệu người dùng mới vào năm 2022, nâng tổng số lên 460 triệu người. (**)
Ngoài ra, việc tham gia nhiều thỏa thuận thương mại sẽ giúp khu vực này có cơ hội để vươn tới cả châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, cùng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư được ASEAN ký kết gần đây, mang kỳ vọng giúp thúc đẩy FDI bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Trong đó, Việt Nam được đánh giá là một trong những ngôi sao đang lên của khu vực này, theo báo cáo từ Cento Ventures và ESP Capital, nước ta đang sở hữu nền kinh tế năng động thứ 3 tại ASEAN, chỉ sau Singapore và Indonesia, với một số điểm sáng như sự ổn định về chính trị, sự phát triển của lực lượng lao động trẻ có trình độ, cơ sở hạ tầng, kỹ năng số hóa và đổi mới sáng tạo ngày càng nâng cao,… kết hợp hỗ trợ từ phía chính phủ.
Sky Mavis là kỳ lân công nghệ thứ 4 của Việt Nam – đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng startup kỳ lân (năm 2022)
Các quỹ đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trên qua việc ươm tạo, tăng tốc cho nhiều startup. Ngoài rót vốn, một số quỹ còn hỗ trợ về mảng kiến thức, năng lực vận hành, phát triển, thương mại hóa sản phẩm, góp phần để startup vươn ra thị trường quốc tế, giúp hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ngày càng sôi động, hấp dẫn và chất lượng hơn.
Một số việc cần lưu ý nếu startup có mong muốn mở rộng thị trường tại Đông Nam Á
Nghiên cứu thị trường địa phương
Đông Nam Á là khu vực có bề dày văn hóa đặc trưng và lâu đời, chính vì thế, các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines, Malaysia… đều có những nét văn hóa, cảnh quan, kinh tế & chính trị vô cùng đa dạng, độc đáo. Cho nên, việc tìm hiểu cẩn thận thị trường địa phương trước khi gia nhập là điều vô cùng quan trọng với các startup.
Việc hiểu rõ các yếu tố như nhân khẩu học, môi trường, pháp lý và bối cảnh cạnh tranh của các quốc gia Đông Nam Á sẽ giúp startup có thể xác định các thách thức và cơ hội tiềm năng. Một số cách có thể tham khảo gồm:
- Trao đổi sâu với các chuyên gia tại địa phương về tiềm năng thị trường nội địa
- Thu thập các nghiên cứu và cập nhật thông tin có chất lượng mới nhất từ chính phủ
- Khai thác insight khách hàng nội địa theo hình thức phỏng vấn nhóm (focus group)
- Tìm hiểu cẩn thận các vấn đề về pháp lý của thị trường muốn mở rộng.
Mở rộng mạng lưới đối tác tại thị tường muốn thâm nhập
Đối tác tại các thị trường mà startup muốn thâm nhập có thể bao gồm những nhà cung cấp, phân phối hoặc các tổ chức có liên quan, hay thậm chí là khách hàng. Việc xây dựng và mở rộng mạng lưới với các đối tượng này có thể giúp doanh nghiệp hiểu sâu sắc hơn về thị trường cũng như xác định được các cơ hội có thể tận dụng và vượt qua được các thách thức phát sinh.
Để kết nối với các đối tác này, startup có thể tham khảo một số cách sau:
- Chủ động theo dõi và tham gia các sự kiện mang tính kết nối mạng lưới khu vực
- Là thành viên của các hiệp hội hoặc tổ chức kinh doanh tại thị trường sở tại
- Cập nhật thông tin và liên hệ trực tiếp với các đối tác tiềm năng
Triển lãm Quốc tế Nông nghiệp Việt Nam năm 2022 do VnExpress phối hợp Argitrade tổ chức thu hút 1.200 doanh nghiệp tới từ hơn 30 quốc gia, với mục đích kết nối các đơn vị trong toàn bộ chuỗi cung ứng
Thông tin liên hệ:
- itifund.com
- (+84)90 998 3699
- info@itifund.com
- fb.me/ITIFund