Thành phố của tương lai – Smart City, cơ hội vàng cho sự phát triển công nghệ và kinh doanh
Thứ Sáu, 09/06/2023 09:00 (GTM +7)
Ngày nay các đô thị luôn phấn đấu để “thông minh” hơn, đáp ứng nhu cầu giải quyết tổng hòa các vấn đề xã hội một cách tối ưu và nâng cấp cuộc sống. Với sự tiến bộ vượt bậc của các nền tảng công nghệ, Smart City mang đến cơ hội đầy hứa hẹn dành cho các startup.
Khám phá tiềm năng và lợi ích phát triển của Smart City (Đô thị thông minh)
Theo Allied Market Research, thị trường đô thị thông minh toàn cầu dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ 25,2% từ năm 2021 đến năm 2030. Tính đến năm 2050, dân số toàn cầu được dự đoán sẽ vượt quá 10 tỷ người, với 70% là định cư ở các vùng đô thị. Ngoài ra, chính phủ các nước và tổ chức phi lợi nhuận cũng đang thúc đẩy các sáng kiến đô thị thông minh. Tại Việt Nam, đề án phát triển Đô thị thông minh bền vững giai đoạn 2018-2025 và định hướng đến 2030 đã mang đến mộtlợi thế lớn để triển khai đô thị thông minh.
Hệ sinh thái Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện với sự chung tay của Chính phủ, bộ ngành, các tổ chức khởi nghiệp và nhà đầu tư. Đây là cơ hội dành cho startup phát triển các giải pháp đô thị thông minh phát triển. Các startup này có thể tận dụng các công nghệ như: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI) , 5G, blockchain,… để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông minh, giúp quản lý và vận hành các hệ thống đô thị một cách hiệu quả hơn.
Các tính năng được sử dụng để giải quyết bài toán đô thị thông minh (Nguồn: Almihat MGM)
Bên cạnh nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thông qua việc kết hợp các yếu tố công nghệ, Smart City đang mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng:
- Kinh tế – Xã hội: nhu cầu để xây dựng các thành phố thông minh sẽ thu hút các startup hoạt động trong lĩnh vực này. Tạo ra cơ hội việc làm về kỹ thuật, công nghệ, phân tích và quy hoạch đô thị,…. giúp nền kinh tế địa phương sôi động hơn và tăng trưởng đáng kể.
- An ninh: các tính năng hiển thị sẽ giúp xác minh, giám sát, nhận dạng giúp phát hiện kịp thời và giải quyết các trường hợp khẩn cấp.
- Môi trường: các ứng dụng giúp tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo,… sẽ giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường.
Những ứng dụng đáng chú ý thúc đẩy sự phát triển của Smart City
Hiện nay, có nhiều startup đang hoạt động trong lĩnh vực Smart City, tập trung vào việc phát triển các giải pháp công nghệ để giải quyết các vấn đề đô thị. Dưới đây là một số startup tiêu biểu:
Smart City Factory – giải pháp xử lý Edge
Startup Smart City Factory (Đức) sử dụng các giải pháp xử lý và liên lạc dữ liệu an toàn để phát triển các đô thị thông minh. Startup này cung cấp một hệ thống quản lý đèn không dây và được điều khiển bằng cảm biến để sử dụng ánh sáng theo yêu cầu để điều khiển từ xa và tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, startup này cũng cung cấp giải pháp bãi đậu xe thông minh, để tăng hiệu quả của đỗ xe thông qua khả năng phát hiện các chỗ trống theo thời gian thực. Nền tảng bảo mật thông minh cũng phát hiện và phân tích âm thanh và video để đảm bảo an toàn cho công chúng.
Senstate – giải pháp giám sát chất lượng không khí và nước
Senstate đến từ Bulgari là nền tảng tích hợp để xây dựng và quản lý mạng cảm biến nhằm đưa ra các quyết định thông minh về phát triển thành phố đổi mới. Các sản phẩm như Trạm chất lượng không khí đô thị, cho phép phát hiện và khoanh vùng ô nhiễm không khí ngoài trời theo thời gian thực thông qua thực hiện tính toán và trực quan hóa chỉ số chất lượng không khí (AQI). Trạm chất lượng nước của công ty đảm bảo giám sát liên tục chất lượng nước ở sông, hồ chứa nước và cung cấp thông tin thống kê về tình trạng hóa học hoặc sinh học của tài nguyên nước. Sensate giúp cải thiện đá ng kể sự ổn định môi trường và hiệu quả của các thành phố và cơ sở hạ tầng.
Busmap – ứng dụng hỗ trợ đi xe buýt thông minh
Busmap là startup Việt Nam được phát triển từ năm 2013, ứng dụng này hỗ trợ người dùng thuận tiện hơn trong việc đi xe buýt với các tính năng tìm đường thông minh, chỉ dẫn những khoảng cách đi tốt nhất bằng xe buýt. Dựa vào công nghệ GPS và trí tuệ nhân tạo (AI) người dùng có thể biết thời gian xe buýt đến trạm với độ trễ dưới 1 phút. Tính năng giúp người dùng tìm trạm gần nhất và hiển thị trực quan trên bản đồ. Dữ liệu về tuyến xe, giá vé, thời gian chạy, các trạm dừng… luôn được cập nhật giúp thuận tiện tra cứu. Năm 2020, Busmap là startup Việt duy nhất giành Quán quân ITU Digital World Awards do Liên minh Viễn thông quốc tế tổ chức tại hạng mục “Smart City – Smart Living”.
Có thể nói, các đô thị hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc quản lý và phát triển. Với Smart City, startup đang có cơ hội đầy hứa hẹn để phát triển các giải pháp công nghệ tiên tiến, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và tăng cường hiệu quả quản lý đô thị.
Thông tin liên hệ:
- itifund.com
- (+84)90 998 3699
- info@itifund.com
- fb.me/ITIFund