Startup cần lưu ý gì về lừa đảo thương mại quốc tế?
Thứ Ba, 22/03/2022 10:27 (GTM +7)
Xu thế hội nhập quốc tế đang mở ra nhiều cơ hội cho các startup Việt Nam. Tuy nhiên, lừa đảo thương mại đang khiến nhiều doanh nghiệp chịu thiệt hại nặng nề, đáng chú ý là việc 36 container điều xuất sang Ý bị mất kiểm soát gần đây.
Cùng ITI Fund tham khảo những thông tin về thực trạng này, từ đó xem qua một số đề xuất và khuyến nghị.
Xem thêm: Nâng Tầm Sản Vật Việt – 8X 9X Đưa Sản Phẩm Xanh Vươn Mình Ra Thế Giới
Thực trạng lừa đảo trong giao dịch thương mại quốc tế
- Trong thương mại quốc tế, tình trạng lừa đảo để chiếm đoạt tài sản khá phổ biến và ngày càng tinh vi theo thời gian, bất chấp nỗ lực ngăn chặn của cơ quan chức năng và sự cẩn trọng của doanh nghiệp.
- Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nặng nề bởi đại dịch Covid 19, tình trạng này càng có xu hướng tăng lên với thủ đoạn khó phát hiện hơn, thậm chí ở những thị trường tiềm năng như: Hoa Kỳ, Canada,…
- Trong đó, một số hình thức lừa đảo phổ biến bao gồm: giao hàng không trả tiền; làm giả giấy tờ, cài người lấy chứng từ xuất khẩu… sẽ được ITI Fund giới thiệu chi tiết hơn ở phần sau.
Một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến trong giao dịch thương mại quốc tế
- Đánh vào tâm lý mong muốn thủ tục đơn giản, nhanh của doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán D/P (nhờ thu trả ngay), đối tượng dùng thủ đoạn tinh vi chiếm đoạt bộ chứng từ gốc và có thể lấy hàng mà không cần thanh toán (ví dụ: việc 36 container điều xuất sang ý mất kiểm soát dạo gần đây).
- Sử dụng tin tặc: thâm nhập địa chỉ thư điện tử để đánh cắp thông tin giao dịch, giả mạo nội dung yêu cầu thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo. Sau khi bên mua chuyển tiền, đối tượng sẽ ngay lập tức rút tiền và biến mất.
Thủ đoạn sử dụng tin tặc thâm nhập thư điện tử khiến nhiều doanh nghiệp đau đầu
- Đề nghị mua hàng trả chậm, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở thư tín dụng L/C với lý do năng lực tài chính có hạn, chi phí giao dịch cao để lừa lấy hàng và không trả tiền.
- Thủ đoạn tạo niềm tin bằng cách nhập khẩu 1-2 lần đầu với số lượng ít, thanh toán đầy đủ, sau đó đề nghị ký hợp đồng lớn và trở mặt với lý do chất lượng hàng không đảm bảo, đòi trả lại tiền, không hợp tác để xử lý lô hàng nhằm chờ thanh lý…
Nguyên nhân startups dễ trở thành nạn nhân của tình trạng trên
- Muốn bán được hàng, doanh nghiệp thường cho đối tác lợi thế điều khoản DA – chấp nhận thanh toán và chứng từ – thường bị lợi dụng để chậm và không trả tiền, vì chỉ cần xác minh thanh toán là có chứng từ nhận hàng.
- Doanh nghiệp không yêu cầu tổ chức giám định có uy tín kiểm tra hàng trước khi giao, không thẩm định thông tin đối tác gửi đến, không có người của bên mình sang làm việc…
- Tình hình dịch bệnh Covid-19 khiến việc đi lại và làm việc trực tiếp, kiểm tra hàng hóa bị gián đoạn, phải chuyển sang hình thức giao thương online.
- Chưa nghiên cứu kỹ đối tác khi đặt quan hệ làm ăn, tìm đối tác qua internet nhưng không có khâu thăm dò, kiểm tra.
Dấu hiệu giúp startups nhận biết lừa đảo thương mại quốc tế:
- Việc đàm diễn ra quá dễ dàng, nhanh chóng và chấp nhận giá cao; bắt đặt cọc trước để làm các thủ tục tại nước ngoài, giấy tờ cung cấp thuộc nhiều pháp nhân khác nhau; mở L/C tại ngân hàng không uy tín của nước thứ ba.
- Biểu hiện không trung thực trong giao dịch nhập khẩu, đưa ra nhiều yêu sách đối với bên xuất khẩu và tìm mọi cách trốn tránh trách nhiệm thanh toán theo hợp đồng đã ký kết.
- Cấu kết với ngân hàng chi nhánh để lảng tránh nghĩa vụ thanh toán, hoặc mở tài khoản ngân hàng uy tín nhưng không hoạt động, gửi địa chỉ người nhận chứng từ không phải cán bộ/nhân viên ngân hàng,…
Doanh nghiệp cần lưu ý nếu đối tác có biểu hiện không trung thực và trốn tránh trách nhiệm thanh toán
Giải pháp đề xuất giúp startups phòng tránh lừa đảo thương mại quốc tế
- Kiểm tra cẩn thận thông tin đối tác, xác minh, thẩm định và đề nghị cung cấp giấy tờ liên quan, lưu ý các đơn hàng trả giá quá cao, hoặc quá thấp so với thị trường, giao dịch đầu có giá hợp đồng vừa phải.
- Thường xuyên giữ mối liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước sở tại nhằm xác minh độ tin cậy của đối tác, nhất là doanh nghiệp không tiếp xúc trực tiếp hoặc tìm kiếm qua internet.
- Đề nghị đối tác sử dụng L/C và được ngân hàng Việt Nam kiểm tra tính xác thực trước khi giao chứng từ, đồng thời hạn chế việc trả chậm nhằm tránh rủi ro thanh toán
- Tìm hiểu nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý.
- Đối với thanh toán D/P, DN Việt Nam cần đưa ra các mức % đặt cọc để bảo đảm an toàn cho các đơn hàng (tốt nhất là 50% trở lên). Không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (Nhờ thu chấp nhận chứng từ) hay chuyển tiền bằng Western Union cho việc thanh toán.
- Yêu cầu đối tác sử dụng email, điện thoại hay fax chính thức, nhất là khi họ yêu cầu thanh toán vào tài khoản khác với hợp đồng ký kết.
- Cân nhắc sử dụng dịch vụ ngân hàng nhằm tăng khả năng thu hồi công nợ, đồng thời hỗ trợ việc đánh giá thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng.
- Chú trọng nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế của đội ngũ nhân sự.
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin liên hệ:
- itifund.com
- (+84)90 998 3699
- info@itifund.com
- fb.me/ITIFund