Metaverse – xu hướng khởi nghiệp năm 2022
Thứ Ba, 15/02/2022 14:19 (GTM +7)
Theo đài CNBC, metaverse (vũ trụ ảo) cho phép người dùng làm việc và vui chơi trong không gian 3D tích hợp thế giới bên ngoài theo thời gian thực, đây cũng là lĩnh vực được dự đoán sẽ là xu hướng khởi nghiệp bức phá năm 2022.
Metaverse – không đơn thuần là trò chơi trực tuyến
Trang Dealroom cho biết, năm 2021, các startup trong lĩnh vực vũ trụ ảo đã huy động được tổng số vốn đầu tư 2,6 tỷ euro trên toàn cầu, tăng vượt bậc gần 5 lần so với năm 2016.
Nguồn: Dealroom
David Haynes – chuyên gia đầu tư vào các công ty metaverse, cho rằng lĩnh vực khởi nghiệp này sẽ không chỉ giới hạn ở mảng trò chơi giải trí.
“Metaverse bao gồm tất cả những người sử dụng Fortnite và Roblox, Web3 và tiền điện tử, là sự va chạm của rất nhiều khía cạnh.” ông cho biết thêm.
Liệu metaverse có bị chi phối bởi các ông lớn như Meta (trước đây là Facebook, hiện đang tuyển dụng tới 10.000 nhân sự làm việc về “vũ trụ ảo” ở châu Âu), hay Microsoft đã mua lại Activision Blizzard với giá 70 tỷ đô la nhằm đầu tư phát triển chiến lược tập trung vào metaverse của mình.
Hoặc chăng đó sẽ là nơi phi tập trung hơn khi mọi người tham gia vào nhiều môi trường được lưu trữ ở The Sandbox hoặc Decentraland, truy cập thông qua NFT hoặc các công cụ liên kết với tiền điện tử khác? Hãy cùng ITI Fund chờ đợi câu trả lời trong tương lai không xa.
Các “ông lớn công nghệ” gia nhập cuộc chơi metaverse
1. Meta (Facebook)
Mark Zuckerberg – Giám đốc điều hành (CEO) của Meta khẳng định, họ đầu tư vào thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) trong năm 2021 nhiều đến mức lợi nhuận của công ty giảm đến 10 tỷ USD.
Theo ước tính của Ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), sẽ có đến 1.350 tỷ USD được đầu tư để phát triển công nghệ này trong những năm tới.
Meta đang lên kế hoạch ra mắt kính thực tế ảo Project Cambria với phần cứng mang trải nghiệm “thực tế hỗn hợp” tốt hơn, bên cạnh công nghệ theo dõi khuôn mặt và mắt.
Mới đây, công ty này đã khởi động nền tảng xã hội mang tên Horizon Worlds, nơi mọi người có thể tham dự các chương trình hài kịch và chiếu phim trong thế giới ảo của Facebook.
Meta cũng mua lại một số công ty sản xuất ứng dụng phổ biến cho kính thực tế ảo của công ty con Oculus, trong đó đáng chú ý nhất là trò chơi tập thể dục mang tên Supernatural.
2. Microsoft
Trong khi đó, Microsoft đang đẩy mạnh đầu tư vào các dịch vụ đám mây – lĩnh vực khởi nghiệp không kém độ hot – để làm “chất kết dính cho các thế giới ảo”.
Hồi tháng 3 năm ngoái, công ty này đã công bố Mesh, nền tảng cho phép người dùng chia sẻ trải nghiệm ảo cùng nhau.
Đây cũng là hãng công nghệ lớn đầu tiên trên thế giới ra mắt loại kính AR đầy đủ tính năng vào năm 2016, gọi là HoloLens. Khách hàng lớn nhất của HoloLens là quân đội Mỹ với thỏa thuận trị giá 22 tỷ USD để sản xuất 120.000 kính tùy chỉnh để binh sĩ có thể sử dụng nhằm tăng khả năng gây thương tích cho kẻ địch.
HoloLens cũng được quan tâm bởi các công ty y tế muốn tìm hiểu AR có thể giúp cải thiện kết quả phẫu thuật hoặc thậm chí là thực hiện từ xa hay không.
3. Apple
Khác với Meta, Apple chưa bao giờ xác nhận họ đang đầu tư nghiên cứu và phát triển kính thực tế ảo. Tuy nhiên, họ đang đặt một nền tảng được cho là một bộ kính cao cấp giúp người dùng trải nghiệm kết hợp VR và AR.
Sự ra đời của sản phẩm này có thể làm rung chuyển thị trường startup công nghệ và tạo ra một hướng tiếp cận mới, giống như cách iPhone và Apple Watch đã làm.
4. Google
Google cũng có những động thái đầu tư nghiêm túc cho việc trở lại với nỗ lực phát triển AR sau thất bại của kính thông minh Google Glass.
Năm 2020, gã khổng lồ công nghệ này đã mua lại North – công ty chuyên phát triển kính AR, chưa hết, doanh nghiệp này này còn tập hợp một đội ngũ mới nhằm tập trung phát triển hệ điều hành AR và đang tuyển dụng nhân sự rầm rộ.
Các startup metaverse đáng chú ý trên thế giới
1. Next Meet và Cộng Tác Ảo (Virtual Collaboration)
Thành lập năm 2020 tại Ấn Độ, Next Meet là một nền tảng nhập vai thực tế ảo (VR) giúp người dùng có thể làm việc, cộng tác và học tập từ xa.
Nguồn: Next Meet
Startup này còn có các hình đại diện 3D giúp các tình huống làm việc tại nhà và học tập trực tuyến có tính tương tác và hấp dẫn hơn so với hình thức gọi điện thông thường.
Ngoài ra, Next Meet còn tạo thế giới ảo cho các sự kiện trực tuyến như hội nghị, hội chợ thương mại và giới thiệu sản phẩm.
2. Polkawar phát triển Nền Tảng Trò Chơi NFT
PolkaWar là một công ty khởi nghiệp của Singapore thành lập năm 2021, được xây dựng dựa trên nền tảng trò chơi NFT, kết hợp giữa tài chính phi tập trung (DeFi) và trò chơi nhập vai.
Nguồn: PolkaWar
Tương tự như các game play-to-earn hiện nay, startup này tạo ra một thế giới sống động để người chơi phát triển nhân vật của mình và tham gia chiến đấu, với vũ khí và trang thiết bị nhiều cấp độ.
Người chơi có thể cùng đồng đội hoàn thành các nhiệm vụ và mua bán vật phẩm bằng tiền ảo.
3. PlayersOnly và Hệ Sinh Thái Thể Thao Phi Tập Trung (Decentralized Sports Ecosystem)
PlayersOnly, thành lập năm 2020, là một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ.
Nguồn: PlayersOnly
Doanh nghiệp này mở ra xu hướng mới với hệ sinh thái thể thao phi tập trung qua việc tận dụng DeFi, cho phép vận động viên hợp tác với các thương hiệu, nhằm tạo ra những bộ sưu tập và trải nghiệm kỹ thuật số.
Ngoài ra, startup trên còn cho phép người hâm mộ đầu tư vào các cầu thủ và đội tuyển yêu thích của họ.
4. Zash thúc đẩy Đầu Tư Xã Hội (Social Investing)
Công ty có trụ sở tại Vương quốc Anh này tận dụng công nghệ Web3.0 để phát triển mạng xã hội cho các nhà đầu tư tiền điện tử.
Zash cho phép họ tạo cộng đồng học hỏi lẫn nhau, bằng cách tận dụng bộ công cụ giúp người dùng tạo ra ý tưởng đầu tư và chia sẻ chúng với người theo dõi.
Nguồn: Zash
Bằng cách tận dụng và kết hợp metaverse với nền kinh tế sáng tạo, giải pháp của startup này đã thu hút các nhà đầu tư mới, đặc biệt là nhóm người dùng trẻ.
Nguồn: Tổng Hợp
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund