Logistic trong xu hướng thương mại điện tử nông sản
Thứ Ba, 10/05/2022 21:02 (GTM +7)
Tiềm năng phát triển nông nghiệp và hiện trạng ngành logistic Việt Nam
Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia rất tiềm năng về phát triển nông nghiệp, khi sản lượng xuất khẩu nông sản đứng thứ hai Đông Nam Á, thứ 13 thế giới với các sản phẩm có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nguồn ảnh: Freepik
Năm 2021, nước ta ghi nhận sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm trước, với tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm trên 89%, giá xuất khẩu trung bình đạt 526,8 USD/tấn.
Về diện tích đất trồng rau màu, Việt Nam đang có hơn 12 triệu hecta và 1,18 triệu hecta với đất trồng cây ăn quả. Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long được đánh giá là vựa trái cây, nông sản lớn nhất cả nước.
Về logistic, theo báo cáo của Bộ Công Thương năm 2021, Việt Nam có gần 31.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh các loại hình dịch vụ này, đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp logistic được FMC cấp phép.
Ứng dụng của logistic trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, logistics có thể ứng dụng ở nhiều khía cạnh, như giúp quá trình vận chuyển nông sản từ nơi trồng trọt đến khách hàng nhanh hơn, đáp ứng tính đặc thù của mặt hàng này là thời gian bảo quản tự nhiên rất ngắn.
Chúng cũng giúp việc tổ chức phân phối hợp lý hơn, tránh những gián đoạn, tránh ùn tắc trong phân phối nông sản cũng như giảm chi phí trong quá trình phân phối và vận chuyển.
Cung ứng lạnh – lĩnh vực nhiều tiềm năng (Nguồn ảnh: Doanh Nhân Sài Gòn)
Việc áp dụng chuỗi cung ứng lạnh cũng rất phổ biến trong nông nghiệp, qua việc giúp kiểm soát nhiệt độ, tăng chất lượng và kéo dài thời gian bày bán của thực phẩm tại các điểm bàn giao từ nhà cung cấp đến cửa hàng bán lẻ.
Bên cạnh đó, truy xuất nguồn gốc cũng là yếu tố quan trọng trong logistic nông nghiệp, đặc biệt khi blockchain có xu hướng ngày càng phát triển. Việc này đem lại lòng tin và sự minh bạch cho người tiêu dùng, giúp chuỗi cung ứng liền mạch, tối ưu hơn.
Thách thức ngành logistic trong xu hướng thương mại điện tử nông sản
Việt Nam chưa có hệ thống hạ tầng logistic thống nhất, chuyên biệt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và thương mại điện tử nông thôn, trong khi nhu cầu tiêu dùng gia tăng, đòi hỏi phát sinh thêm nhiều kho bãi, lưu trữ hàng hóa.
Sự dẫn dắt của công nghệ thông tin để điều phối, kết nối giữa cung và cầu, nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, từ đó khiến công tác thu gom, phân phối nông sản manh mún, thiếu kết nối.
Hệ sinh thái phục vụ cho logistic nông thôn còn nhiều hạn chế, không đồng đều về kỹ thuật sản xuất và nguồn tiêu thụ chưa ổn định, chi phí còn cao, không tối ưu được nguồn lực.
Doanh nghiệp logistic cần làm gì để đón đầu xu thế về thương mại điện tử nông sản?
Hình thành hạ tầng logistic dành riêng cho nông nghiệp với các phương thức bảo quản, lưu trữ riêng biệt, từ đó hình thành hệ sinh thái cho nông dân nhằm đảm bảo liên kết tối đa giữa nguồn cung và người tiêu dùng.
Diễn đàn các sản phẩm OCOP khu vực đồng bằng sông Cửu Long giúp thu hẹp khoảng cách giữa nhà sản xuất nông sản Việt với người dùng.
Đầu tư và ứng dụng công nghệ trong việc điều hướng, xác định hành trình vận chuyển để tối ưu hóa quãng đường và số lượng phương tiện giao hàng nhằm giảm thiểu các chi phí, tổn thất,…
Startup KAMEREO ứng dụng công nghệ giúp đẩy nhanh tiến độ cung cấp trái cây và rau củ đến các nhà hàng vừa gọi vốn thành công 4,6 triệu USD năm 2021.
Để đón đầu xu thế, doanh nghiệp cũng cần hướng đến “logistic xanh” bằng cách sử dụng các sản phẩm đóng gói và hỗ trợ vận chuyển có khả năng tái chế hoặc sử dụng nhiều lần để đảm bảo môi trường, giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu và tạo sự thu hút, ghi điểm trong mắt khách hàng.
Doanh nghiệp hướng đến logistic xanh bằng cách sản xuất bao bì tái sử dụng.
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund