Kinh nghiệm quảng bá sản vật địa phương của thế giới
Thứ Ba, 29/03/2022 09:25 (GTM +7)
Việc xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại cho sản vật địa phương ra thế giới luôn được các quốc gia, đặc biệt là những nước có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp như Việt Nam vô cùng quan tâm.
Cùng ITI Fund điểm qua một vài kinh nghiệm trong quá trình quảng bá sản vật địa phương nhé.
Xem thêm: Startup Cần Lưu Ý Gì Về Lừa Đảo Trong Thương Mại Quốc Tế?
Triển khai hoạt động quảng bá bài bản và chuyên nghiệp
- Sử dụng logo dễ nhớ, gây ấn tượng và việc này cần thực hiện một cách thống nhất trên bao bì, tem nhãn sản phẩm và phương tiện truyền thông.
Một số ấn phẩm quảng bá đặc sản địa phương của Indonesia
- Nổi bật các đặc điểm của sản phẩm thông qua bao bì và thông tin quảng bá. Chẳng hạn thổ nhưỡng hay địa phương là điều kiện duy nhất, đặc biệt nhất để làm ra sản phẩm (ví dụ: mật ong Manuka).
Thông tin quảng bá của sản phẩm táo Maca de Alcobaca và lê Rocha của Tây Ban Nha
- Thiết kế bao bì bắt mắt thông qua hình ảnh, biểu tượng, màu sắc đặc trưng,.. để tăng độ nhận diện thương hiệu và đảm bảo tính hiệu quả truyền thông.
Một số ấn phẩm quảng cáo đặc sản địa phương của Thái Lan
- Tích hợp với cổng thông tin điện tử của chính phủ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin bảo hộ, kiểm soát chất lượng, quảng bá và phân phối thương mại sản vật nhằm tạo tin cậy và lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Tham gia các sự kiện trao đổi sản phẩm và thương mại hóa
- Tham gia các sự kiện mang tính chất khu vực và quốc tế sẽ gia tăng cơ hội giới thiệu sản phẩm của công ty đến nhiều nước hơn, đặc biệt là các hội chợ đặc trưng của từng ngành/vùng. Đây cũng là dịp để doanh nghiệp tạo ấn tượng với các đối tác nhập khẩu lớn. Bên cạnh đó, trưng bày cũng là yếu tố then chốt và ghi điểm mạnh mẽ tại các buổi hội chợ, nơi có cả trăm đối thủ kề cạnh gian hàng của mình.
- Ngoài ra, khi tham gia các hội chợ và sự kiện lớn, doanh nghiệp có thể lắng nghe những chia sẻ, kinh nghiệm từ các chuyên gia và tổ chức uy tín, từ đó mở ra cơ hội hợp tác và được cung cấp thêm những cách thức để phát triển và thâm nhập thị trường. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp nhận biết được đối thủ trong ngành của mình là ai và tầm nhìn của họ là gì, từ đó có những chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn.
- Điển hình có thể kể đến Triển lãm thương mại quốc tế (THAIFEX) tại Thái Lan với sự tham gia của các nhà nhập khẩu nước ngoài tham quan sản vật địa phương.
Triển lãm thương mại quốc tế (THAIFEX) tại Thái Lan
Kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm
- Việc quản lý chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro và cắt giảm chi phí, đặc biệt với các thị trường như Canada, Mỹ, Úc, Đức,,… rất khắt khe trong việc kiểm định, startups cần cẩn trọng để tránh việc phải thu hồi hay sản xuất lại vì không đạt yêu cầu.
Pháp – một trong những quốc gia có hệ thống kiểm soát chất lượng tốt nhất châu Âu
- Càng kiểm soát chất lượng chuyên nghiệp và nghiêm ngặt, doanh nghiệp càng sở hữu các thành phẩm chất lượng, giúp tăng sự hài lòng, trung thành và niềm tin của nhà nhập khẩu cũng như khách hàng.
- Vấn đề này cũng được các nước châu Âu vô cùng quan tâm vì nó đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của các chiến lược quảng bá sản vật địa phương, trong đó, Pháp được xem là một trong các quốc gia kiểm soát chất lượng sản phẩm chặt chẽ, hiệu quả nhất trên thế giới.
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund