Công nghệ thảm họa (D-Tech) và vai trò của công nghệ trong Quản lý thảm họa

Thứ Ba, 16/05/2023 09:00 (GTM +7)

Thảm họa và hồi chuông cảnh báo cho nhân loại 

Theo báo cáo được Văn phòng Liên hợp quốc về giảm nhẹ rủi ro thiên tai (UNDRR) công bố vào năm 2019 cho biết, trong giai đoạn 2000-2019, trên thế giới đã ghi nhận 7.348 trận thiên tai lớn, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn 20 năm trước. Thời gian qua, thế giới phải hứng chịu những đợt nắng nóng, lũ lụt, động đất với cường độ và tác động hiếm thấy trong lịch sử, làm dấy lên tín hiệu đáng lo ngại cho nhân loại. 

Gần đây, thảm kịch động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã gây ra sự rúng động toàn cầu và tổn thất nặng nề. Ngân hàng Thế giới cho rằng động đất đã gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp 34,2 tỷ USD ở Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có ít nhất 45.000 người thiệt mạng. Trong khi đó, số người thiệt mạng ở Syria là hơn 5.900 người và gây ra thiệt hại vật chất trực tiếp lên đến khoảng 5,1 tỷ USD ở Syria, khiến quốc gia nhiều năm chìm trong nội chiến này càng gặp nhiều khó khăn.  

ITI Fund - Khoảnh khắc cảm động của hai em bé dưới đống đổ nát trong thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ - SyriaKhoảnh khắc cảm động của hai em bé dưới đống đổ nát trong thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ – Syria 

Những con số đáng lo ngại trên thúc đẩy chính phủ các nước càng đẩy mạnh hơn sự quan tâm mạnh mẽ đến công tác quản lý thảm họa, thông qua chu trình quản lý thảm họa, bao gồm: chuẩn bị, ứng phó, phục hồi và giảm thiểu tác động. Với sự tiến bộ vượt bậc, công nghệ đã đóng một vai trò quan trọng quản lý thảm họa, không chỉ giúp con người bảo vệ cộng đồng, lên phương án ứng phó với các thảm họa mà còn giúp khai thác các thông tin hữu ích trong tương lai. 

Công nghệ thảm họa (D-tech) là gì? 

Công nghệ thảm họa (D-Tech) được tạo ra với niềm tin đổi mới công nghệ sẽ đóng vai trò quan trọng trong quản lý thảm họa. Công nghệ thảm họa (D-Tech) đề cập đến các giải pháp công nghệ có thể bảo vệ cuộc sống trước, trong và sau thảm họa, để giảm thiểu tác động của thảm họa đến cuộc sống, phúc lợi của mọi người cũng như nền kinh tế.  

Việc áp dụng các công nghệ để quản lý thảm họa đã mang lại sự dễ dàng trong thu thập, phân tích, xử lý và sử dụng hiệu quả các tài nguyên, hỗ trợ ra quyết định, chuẩn bị và phản ứng trong cứu hộ và phục hồi. Theo cập nhật vào tháng 2/2023 từ tổ chức Tracxn, hiện trên toàn cầu có khoảng 200 công ty về Quản lý và Ứng phó Sự cố Khẩn cấp. 

Vai trò của các nền tảng công nghệ được sử dụng trong quản lý thảm họa  

Big Data  

  • Dự đoán: Big Data được sử dụng để thu thập các thông tin chuyên sâu và lưu trữ dữ liệu, sau đó được phân tích và trích xuất dữ liệu hữu ích, từ đó giúp dự báo các sự cố trong tương lai và xác định nhóm đối tượng chịu tổn thương. 
  • Phân bổ tài nguyên: BigData giúp xác định các lỗ hổng và đưa ra các khuyến nghị về nơi phân bổ nguồn lực để giảm thiểu rủi ro. Giúp nhìn thấy sự phục hồi, tập trung vào các hệ thống phổ biến cảnh báo sớm và đánh giá khả năng phục hồi.
  • Giảm thiểu tác động đến kinh tế: Big Data cung cấp thông tin về sự liên kết của nền kinh tế, chẳng hạn như việc phá hủy lúa gạo có thể ảnh hưởng đến các lĩnh vực vận tải, thương mại, đóng gói, bán lẻ,… như thế nào? Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp. 

Blockchain 

Blockchain được sử dụng nhiều trong công tác thử nghiệm và tự động hóa, giúp tự động hóa việc thu thập dữ liệu ở các khu vực xảy ra thảm hoạ, từ đó đẩy nhanh tốc độ ra quyết định và hỗ trợ tăng cường công tác giải cứu nạn nhân. Ngoài ra, Blockchain còn giúp giảm thiểu thông tin sai lệch và xây dựng tính minh bạch giữa chính phủ và người dân. 

Robotics 

Camera giám sát, máy bay không người lái, robot,… hiện nay được sử dụng phổ biến trong công tác cứu hộ, đặc biệt là trong các hoạt động tìm kiếm nạn nhân tại địa hình khó khăn và nguy hiểm. 

ITI Fund - Robot iCub - sáng chế của Ý hỗ trợ các kỹ năng thao tác phức tạp, được mong đợi là “tuyến đầu” để đối phó với các thảm họa trong tương laiRobot iCub – sáng chế của Ý hỗ trợ các kỹ năng thao tác phức tạp, được mong đợi là “tuyến đầu” để đối phó với các thảm họa trong tương lai 

Phương tiện truyền thông xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội được sử dụng rộng rãi và là kho lưu trữ dữ liệu vô cùng lớn. Đây là một công cụ quan trọng trong việc truyền bá thông tin liên quan đến thảm họa, nâng cao hiểu biết về nguyên nhân của thảm họa, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm và theo dõi các nạn nhân trong các thảm họa. 

Một số dự án Công nghệ thảm họa (D-tech) tiêu biểu 

Earthquake Help Project 

Dự án được ra đời trong giai đoạn Thổ Nhĩ Kỳ phải hứng chịu những tổn thất nặng nề do thảm họa động đất diễn ra vào tháng 02/2023 nhằm hỗ trợ công tác tìm kiếm những người sống sót dưới các đống đổ nát.  

Earthquake Help Project là một công cụ quét mạng xã hội để tìm các cuộc gọi yêu cầu trợ giúp và định vị các cuộc gọi đó, sau đó hiển thị chúng trên bản đồ nhiệt để phát hiện ra vị trí người cần trợ giúp. Ứng dụng đã nhận được hơn 100 nghìn lượt truy cập và nhận được phản hồi tích cực. “Chúng tôi nhận được thông báo rằng mọi người được tìm thấy trong đống đổ nát và cứu sống nhờ ứng dụng này. Đây là tác động thực sự mà chúng tôi đã hy vọng” – Nhà sáng lập chia sẻ. 

PetaBencana 

Nền tảng PetaBencana.id – Indonesia cung cấp hệ thống quản lý thiên tai và ứng phó khẩn cấp miễn phí, minh bạch khắp Nam Á và Đông Nam Á. Trong những trận lũ lụt gần đây tại Indonesia, người dân thường có thái độ lạc quan và thích chụp ảnh dòng nước để đăng tải lên mạng xã hội Twitter. Nhà sáng lập của PetaBencana nhận thấy những hình ảnh và đoạn post này có thể trở thành một kho dữ liệu hữu ích nếu biết cách khai thác phân luồng đúng cách và được các chuyên gia xác nhận. 

Những trận mưa xối xả ở Jakarta vào tháng 1/2020 là một phép thử cho nền tảng này. Hàng nghìn người dùng đã sử dụng chatbot PetaBencana để báo cáo mực nước dâng cao và và bản đồ kết quả đã được tham khảo hơn 259.000 lần trong giai đoạn cao điểm của trận lụt (theo Twitter). Những năm gần đây, PetaBencana đã mở rộng bản đồ mã nguồn mở để hỗ trợ thảm họa động đất, cháy rừng và núi lửa phun trào. 

ITI Fund - Bảng đồ điện tử PetaBencana.id cung cấp tình hình mực nước lũ thông qua hình ảnh được người dân đăng tải trên mạng xã hộiBảng đồ điện tử PetaBencana.id cung cấp tình hình mực nước lũ thông qua hình ảnh được người dân đăng tải trên mạng xã hội 

CogniCity 

Tại Indonesia, nhận thấy sự chia sẻ thông tin trên mạng xã hội trong các trận lũ lụt, nhà sáng lập CogniCity đã phát triển hệ thống giúp cập nhật các thông tin lên bản đồ trực tiếp (live map). Bản đồ này mở rộng quyền truy cập cho tất cả mọi đối tượng để nắm bắt tình hình nước ngập ở những khu vực khác nhau trong thành phố, đoạn đường có thể di chuyển và ngược lại. Chính phủ và tổ chức cứu hộ có thêm thông tin địa điểm nào đang gặp nguy hiểm và cần sự hỗ trợ.

Sau khi nước lũ rút đi, bản đồ này trở thành kho dữ liệu phong phú cho các tổ chức nghiên cứu về khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhờ giao diện thân thiện với người dùng đã có gần 30 triệu người tham gia và gửi thông tin về cho mạng lưới CogniCity.  

Có thể nói, khi biến đổi khí hậu diễn ra trên toàn thế giới, tác động của thảm họa thiên nhiên dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn. Do đó, việc ứng dụng công nghệ trong quản lý thảm họa và góp phần giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của thảm họa là điều cần thiết và cần được quan tâm đầu tư nhiều hơn từ chính phủ các nước. 

ITI Fund_Thông tin giới thiệu

Thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan

ITI Fund - Digital Health

Sức khỏe kỹ thuật số (Digital Health) – Lĩnh vực đầy hứa hẹn dành cho startups

ITI Fund - Carbon credit

Carbon Credit – Giải pháp chống lại biến đổi khí hậu và triển vọng phát triển tại Việt Nam

ITI Fund - Sleep tech - Mat ngu

Giải mã cơn sốt khởi nghiệp về công nghệ giấc ngủ trên thế giới năm 2023

ITI Fund - Tong hop cuoc thi khoi nghiep - Startup Wheel - Benkon

Top 10 cuộc thi khởi nghiệp startup nên quan tâm năm 2023

ITI Fund - AI và Truyền thông

Trí tuệ nhân tạo (AI) – Bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực truyền thông

ITI Fund - smart city

Thành phố của tương lai – Smart City, cơ hội vàng cho sự phát triển công nghệ và kinh doanh

ITI Fund - Độc đáo các startup giải quyết vấn đề rác thải nhựa thúc đẩy “nền kinh tế tuần hoàn”

Độc đáo các startup giải quyết vấn đề rác thải nhựa thúc đẩy “nền kinh tế tuần hoàn”

ITI Fund - Green bitcoin

Xanh hóa Bitcoin – nguyên nhân và các dự án nổi bật

»
«