Toàn cảnh thị trường đầu tư khởi nghiệp Việt 2022 và xu hướng 2023
Thứ Ba, 21/03/2023 09:00 (GTM +7)
Bức tranh chung về vốn đầu tư đổ vào hệ sinh thái khởi nghiệp Việt năm 2022
Trong quý 3/2022, tổng số vốn đầu tư mạo hiểm toàn cầu đạt 81 tỷ USD, tại Đông Nam Á, con số này là 3,72 tỷ USD, với Việt Nam là 494 triệu USD, cùng khoảng 208 quỹ đầu tư mạo hiểm (trong đó có 40 quỹ nội địa) đang hoạt động trong hệ sinh thái khởi nghiệp (theo Crunchbase News).
Hiện tại, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam xếp thứ 54/100 trên thế giới, với khoảng 3.800 startup đang hoạt động, trong đó, có ba doanh nghiệp chễm chệ ngồi lên ngôi vị “kỳ lân” là VNG, VNLife và MoMo, cùng các “cận kỳ lân” khác, gồm Tiki, Trusting Social, Giao hàng Tiết kiệm, Kyber Network, Amanotes, KiotViet và Giao hàng nhanh (theo BambuUP).
Số vốn đầu tư và số thương vụ đầu tư qua các năm tại Việt Nam (Nguồn: Do Ventures & Cento Ventures research)
Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư lớn đổ vào các startup công nghệ Việt Nam mở ra nhiều cơ hội, đồng thời thách thức các dự án khởi nghiệp trong việc đáp ứng kỳ vọng kinh doanh tương xứng. Có thể nói, Việt Nam đã có những thành tựu nổi bật và được đánh giá cao về khả năng đổi mới sáng tạo vớì nhận định là ngôi sao đang lên tại Đông Nam Á.
Tiềm năng đầu tư vào hệ sinh thái khởi nghiệp Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng
Dù tổng vốn đầu tư giảm sút, thị trường Đông Nam Á vẫn được đánh giá là tiềm năng vì một số lý do như: quy mô thị trường lớn (680 triệu dân), tốc độ tăng trưởng ở mức 4-5%/năm; tổng giá trị hàng hóa của kinh tế số dự đoán đạt 200 tỷ USD vào năm 2022, sớm 3 năm so với các dự đoán trước đó. Khu vực này cũng chứng kiến sự tăng trưởng Internet với 20 triệu người dùng mới vào năm 2022, nâng tổng số lên 460 triệu người.
Bên cạnh đó, Đông Nam Á đã tham gia nhiều thỏa thuận thương mại và đều mang lại cơ hội lớn để vươn tới cả ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, cùng các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư ASEAN ký kết gần đây, được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy FDI trong khu vực bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Việt Nam được đánh giá là một trong những ngôi sao đang lên của khu vực này, với một số điểm sáng như sự ổn định về chính trị, sự phát triển của lực lượng lao động trẻ có trình độ, cơ sở hạ tầng, kỹ năng số hóa và đổi mới sáng tạo ngày càng nâng cao,… kết hợp hỗ trợ từ phía chính phủ về đổi mới sáng tạo.
Tổng giá trị thương vụ đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở Việt Nam qua các năm (Nguồn: Nextrans)
Bên cạnh đó, các quỹ đầu tư cũng đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển trên qua việc ươm tạo, tăng tốc cho nhiều startup. Bên cạnh tài chính, một số quỹ còn cung cấp kiến thức, năng lực vận hành, phát triển, thương mại hóa sản phẩm, góp phần để startup Việt Nam khi vươn ra thị trường quốc tế, giúp hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam ngày càng sôi động, hấp dẫn và chất lượng hơn.
Xu hướng rót vốn đầu tư vào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo năm 2023
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng tại Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2022, số vốn cam kết đầu tư của 39 quỹ đầu tư trong 3 năm 2023-2035 là 1,5 tỉ USD và tổng giá trị đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong giai đoạn này dự kiến sẽ đạt 5 tỉ USD.
Điện toán đám mây được dự đoán là một trong những xu hướng đầu tư công nghệ năm 2023
Theo các chuyên gia, các nhà đầu tư có xu hướng thận trong hơn trong việc lựa chọn các dự án rót vốn trong thời gian tới. GlobalData cũng cho biết, xu hướng công nghệ được đầu tư chủ yếu sẽ xoay quanh AI, điện toán đám mây, an ninh mạng, metaverse, tiền điện tử, người máy, IoT và điện toán lượng tử.
Thông tin liên hệ:
- itifund.com
- (+84)90 998 3699
- info@itifund.com
- fb.me/ITIFund