2022 – Thời điểm “vàng” xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm

Thứ Ba, 08/03/2022 08:59 (GTM +7)

Năm 2022, tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói, thảm của nước ta dự báo vào khoảng 20 – 30% so với năm 2021, với kim ngạch vượt mức 1 tỷ USD.

Qua việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do, Việt Nam đang tạo ra nhiều cơ hội mở rộng thị trường cho các sản phẩm truyền thống này.

Xem thêm: 5 xu hướng Digital Marketing mà startups cần biết

Tiềm năng phát triển ngành mây, tre, cói, thảm của Việt Nam

Việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: RCEP, CPTPP, EVFTA… mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mây, tre, cói, thảm; nhất là những thị trường có nhu cầu lớn như Mỹ, châu u, Nhật Bản… vì văn hóa tiêu dùng các vật liệu thân thiện môi trường, dễ phân hủy của người dân ở những khu vực này.

Trong khi đó, nghề mây tre đan gần như bị xóa sổ ở các nước phát triển do không thể ứng dụng dây chuyền công nghiệp để cơ giới hóa. Đây là cơ hội vàng cho các làng nghề truyền thống Việt Nam.

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm tăng trưởng mạnh mẽ

Dù dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ với giãn cách xã hội kéo dài, nhưng lĩnh vực xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm của Việt Nam vẫn tăng trưởng mạnh.

Theo Tổng cục Hải quan, hưởng ứng đà tăng trưởng năm rồi, ngay tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt mức cao nhất từ trước đến nay với 107,65 triệu USD, tăng 9,4% so với 12/2021 và 57,7% so với 01/2021.

ITI Fund_Thời điểm vàng xuất khẩu sản phẩm mây tre cóiNguồn ảnh: Báo Công Thương

Ước tính trong 02/2022, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này sẽ đạt mức 70 triệu USD, giảm 35% so với 01/2022, nhưng tăng 37,8% so với tháng 2/2021. Nhìn chung hai tháng đầu 2022, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 178 triệu USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam hiện đứng thứ hai (sau Trung Quốc) trong số các quốc gia xuất khẩu mây tre đan nhiều nhất thế giới, với tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016 – 2020 là 9,1%/năm, kim ngạch năm 2020 là 311 triệu USD; và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của thế giới (năm 2016 chiếm 8,7%, đến năm 2020 đạt 10,9%).

Nhà nước và doanh nghiệp cần làm gì để thích ứng cơ hội phát triển của ngành mây, tre, cói, thảm?

Theo Vietcraft, các doanh nghiệp, làng nghề cần được nhà nước hỗ trợ cải thiện điều kiện sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thế giới, xây dựng hệ thống truy xuất ứng dụng công nghệ blockchain.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy hoạt động thương mại, nhà nước cần bố trí ngân sách xúc tiến cho doanh nghiệp, ngoài việc tổ chức các hội chợ thủ công mỹ nghệ theo định hướng xuất khẩu, cần xây dựng thêm kế hoạch quảng bá chuyên nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh thiết kế, phát triển sản phẩm mới như yếu tố quyết định, tạo giá trị và tăng kim ngạch xuất khẩu của ngành, đồng thời liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã để xây dựng vùng nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất.

Nguồn: Báo Công Thương

ITI Fund_Thông tin giới thiệu

Thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan

ITI Fund - Digital Health

Sức khỏe kỹ thuật số (Digital Health) – Lĩnh vực đầy hứa hẹn dành cho startups

ITI Fund - Carbon credit

Carbon Credit – Giải pháp chống lại biến đổi khí hậu và triển vọng phát triển tại Việt Nam

ITI Fund - Sleep tech - Mat ngu

Giải mã cơn sốt khởi nghiệp về công nghệ giấc ngủ trên thế giới năm 2023

ITI Fund - Tong hop cuoc thi khoi nghiep - Startup Wheel - Benkon

Top 10 cuộc thi khởi nghiệp startup nên quan tâm năm 2023

ITI Fund - AI và Truyền thông

Trí tuệ nhân tạo (AI) – Bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực truyền thông

ITI Fund - smart city

Thành phố của tương lai – Smart City, cơ hội vàng cho sự phát triển công nghệ và kinh doanh

ITI Fund - Độc đáo các startup giải quyết vấn đề rác thải nhựa thúc đẩy “nền kinh tế tuần hoàn”

Độc đáo các startup giải quyết vấn đề rác thải nhựa thúc đẩy “nền kinh tế tuần hoàn”

ITI Fund - Green bitcoin

Xanh hóa Bitcoin – nguyên nhân và các dự án nổi bật

»
«