Xây dựng thương hiệu – nâng tầm startup với nhà đầu tư
Thứ Ba, 31/05/2022 20:06 (GTM +7)
Không chỉ dừng lại ở vai trò tạo ấn tượng và tiếp cận khách hàng từ đó tăng doanh số, việc xây dựng thương hiệu còn giúp startup thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và phù hợp với doanh nghiệp.
Tương tự khách hàng, nhà đầu tư sẽ khó nhận ra sự tồn tại và tìm đến startup nếu doanh nghiệp không có chiến lược xây dựng thương hiệu rõ ràng từ đó thể hiện được tiềm năng phát triển của mình và có cách tiếp cận họ phù hợp.
Quy trình xây dựng thương hiệu giúp startup thu hút nhà đầu tư
Việc xây dựng thương hiệu trong Marketing bắt đầu từ việc xác định và hiểu nhu cầu đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó truyền thông cách doanh nghiệp có thể giải quyết hay đáp ứng vấn đề đó thế nào.
Startup có thể thu hút nhà đầu tư thông qua việc xây dựng thương hiệu
Startup hoàn toàn có thể ứng dụng các khía cạnh trên từ Marketing để thu hút nhà đầu tư thông qua việc xây dựng thương hiệu. Dưới đây là bốn bước mà doanh nghiệp có thể cân nhắc để “chạm” được các nhà đầu tư thích hợp:
1. Khám phá nhu cầu của nhà đầu tư
Để thu hút các nhà đầu tư, điều đầu tiên startup cần làm là tìm hiểu mối quan tâm và kỳ vọng của họ khi quyết định rót vốn cho một doanh nghiệp. Startup có thể tham khảo một số khía cạnh nhà đầu tư thường đặt vấn đề với công ty khởi nghiệp là:
- Dự án đó có khả năng sinh lời hay không?
- Lĩnh vực kinh doanh mà công ty đang hoạt động có tiềm năng mở rộng và phát triển hay không?
- Đội ngũ lãnh đạo có thể đưa dự án vươn tầm trong tương lai không?
- Liệu sản phẩm hay dịch vụ của dự án có đủ đặc biệt để đối thủ khó sao chép không?
Tùy thuộc vào đặc thù về sản phẩm, ngành hàng,… mà doanh nghiệp đang hoạt động, nhà đầu tư có thể yêu cầu startup trả lời thêm các yếu tố khác như bằng sáng chế, quyền sở hữu trí tuệ,…
2. Phát huy thế mạnh của doanh nghiệp
Sau khi xác định và hiểu nhu cầu của nhà đầu tư, startup cần tìm cách để phát triển và củng cố thế doanh nghiệp tương ứng với kỳ vọng của họ, cụ thể là:
- Phân tích hiệu quả kinh doanh và thực hiện các thay đổi để thu hút khách hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận.
- Tìm kiếm và chiêu mộ nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp với các vị trí còn trống.
- Tiến hành quy trình bảo vệ tài sản trí tuệ thông qua bằng sáng chế và nhãn hiệu nếu có.
- Đảm bảo website có giao diện hấp dẫn, hoạt động tốt, hàm chứa đầy đủ các nội dung cần thiết và chất lượng với khách hàng.
- Duy trì tính hiệu quả của các ấn phẩm, chiến dịch truyền thông chung và chuyên biệt. Ví dụ: quảng cáo qua mạng xã hội thường phát huy thế mạnh với đối tượng là người trẻ,…
Startup cần củng cố và phát triển doanh nghiệp tương ứng nhu với kỳ vọng nhà đầu tư
3. Xây dựng tài liệu doanh nghiệp tập trung vào nhà đầu tư
- Lập kế hoạch kinh doanh chi tiết và cụ thể, chứa các thông tin cô đọng nhưng đủ thuyết phục nhà đầu tư rót vốn vào startup.
- Ấn phẩm truyền thông được thiết kế chuyên nghiệp, thể hiện câu chuyện doanh nghiệp theo cách hấp dẫn nhất có thể nhằm tạo ấn tượng với nhà đầu tư.
- Website của startup có phần trang chủ thể hiện được các thông tin tổng quan và thế mạnh của công ty.
4. Chủ động truyền thông đến các nhà đầu tư tiềm năng
Quá trình này tương tự việc quảng cáo và tham gia các triển lãm thương mại để tìm kiếm khách hàng trong Marketing. Thông thường, có hai cách chính để startup tìm và tương tác với các nhà đầu tư tiềm năng: thông qua nền tảng trực tuyến và các sự kiện trực tiếp.
Nền tảng trực tuyến được thành lập với mục đích kết nối nhà đầu tư với doanh nghiệp. Dù startup có gọi được vốn thông qua chúng hay không, doanh nghiệp cũng đã thu hút sự chú ý và tăng nhận thức thương hiệu trong cộng đồng nhà đầu tư. Một số nền tảng trực tuyến tiêu biểu:
- Quốc tế: SeedInvest, StartEngine, CircleUp, Wefunder,…
- Việt Nam: BambuUP, VIISA, Techfest, Beekrowd,…
Các sự kiện trực tiếp giúp founders có thể tương tác và thuyết phục nhà đầu tư cách chi tiết hơn về tiềm năng của họ. Một số ví dụ như Money20 hoặc 20 USA cho các công ty fintech và TechCrunch cho các công ty công nghệ ở quy mô quốc tế. Tại Việt Nam, Shark Tank là một sự kiện gọi vốn có mức độ truyền thông rộng rãi, vòng gọi vốn của CiC – Ý tưởng khởi nghiệp cũng rất thu hút với đối tượng chính là dự án của các bạn học sinh sinh viên.
Shark Tank – chương trình gọi vốn có độ phủ sóng rộng rãi
Bốn bước trên sẽ giúp startup hình dung được quy trình truyền thông và thu hút các nhà đầu tư thông qua việc xây dựng thương hiệu. Tiếp theo, cùng ITI Fund tìm hiểu rõ hơn các phương pháp và thủ thuật giúp tạo ấn tượng với nhà đầu tư hơn trong quá trình trên.
Các thủ thuật xây dựng thương hiệu giúp thu hút nhà đầu tư
1. Xác định các nhà đầu tư “ngách” phù hợp với startup
Một trong những sai lầm của startup là tốn thời gian và công sức với bất kỳ nhà đầu tư nào quan tâm dự án mà không chủ động về nhu cầu gọi vốn của mình, th:
- Họ đã đầu tư các dự án tương tự hoặc cùng ngành hàng trước đây chưa?
- Thế mạnh của họ so với các nhà đầu tư khác là gì?
- Mối quan tâm và phương châm đầu tư của họ (Ví dụ: một số nhà đầu tư quan tâm đến tác động xã hội của startup, trong khi số khác chỉ quan tâm tài chính,…).
- Hình thức đầu tư mà họ hướng đến (Ví dụ: đầu tư ngắn hạn và thoái vốn nhanh, đầu tư chiến lược,…)
- Bên cạnh tài chính, nhà đầu tư có thể đồng hành của startup trên phương diện nào khác không (ví dụ: cố vấn chiến lược, đảm bảo đầu ra sản phẩm,…)
Xem thêm: ITI Fund – Quỹ Đầu Tư Sáng Tạo Đồng Hành Cùng Startup
2. Tối ưu hóa chiếc lược PR để tiếp cận nhà đầu tư
Việc tăng mức độ nhận diện thông qua quảng cáo có trả phí trên các phương tiện truyền thông rất quan trọng, tuy nhiên, startup cũng có thể tận dụng các mối quan hệ có sức ảnh hưởng trong cộng đồng khởi nghiệp – hình thức PR tiết kiệm chi phí nhưng hiệu quả vì độ uy tín của các influencers.
Bên cạnh tăng độ nhận biết, startup cần chứng tỏ thêm cho nhà đầu tư khả năng đón đầu xu thế và điểm nổi bật trong ngành của mình, có thể thông qua báo chí, bản tin, nội dung truyền thông xã hội.
Phát biểu của founder trong hoạt động PR nên tập trung vào tính thịnh hành và tầm nhìn xa để thể hiện khác biệt của doanh nghiệp với hàng trăm công ty khởi nghiệp và các SMEs khác cũng đang gọi vốn.
Nhà đầu tư thường ưu tiên các công ty có trình độ chuyên môn, tính đổi mới và khả năng quản lý tốt, startup có thể tận dụng PR để thể hiện các yếu tố này. Ví dụ: phỏng vấn trên podcast hoặc chương trình truyền hình, thuyết trình tại một triển lãm thương mại hoặc truyền thông báo chí dạng blog cung cấp kiến thức.
Trong quá trình PR, startup cần tập trung vào những vấn đề của khách hàng và cách giải quyết chúng của doanh nghiệp. Để PR hiệu quả, đừng quên việc truyền thông các hoạt động PR trên chính các phương tiện truyền thông như website, mạng xã hội,… của doanh nghiệp.
3. Củng cố sự hiện diện trên các nền tảng truyền thông số
Sự xuất hiện của startup trên các nền tảng truyền thông số giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm thấy và tương tác với thương hiệu, từ đó đưa ra được đánh giá về mức độ tiềm năng sơ bộ trước cả khi trao đổi với startup, chính vì thế, đây là công cụ rất đáng giá trong việc tạo ấn tượng với các nhà đầu tư, có thể thông qua:
- Tối ưu hóa trang web công ty: đây thường là nơi đầu tiên các nhà đầu tư tiềm năng tìm kiếm thông tin về startup, chính vì tầm quan trọng đó, doanh nghiệp cần đảm bảo một vài phẩm chất cơ bản của một website như sau:
- Thân thiện với thiết bị di động
- Tốc độ tải trang nhanh chóng
- Xác định vấn đề mà sản phẩm hoặc dịch vụ giải quyết và tại sao đó là giải pháp tốt nhất có thể
- Thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ rõ ràng cùng điểm nổi bật
- Không có các lỗi về ngữ pháp, font chữ, liên kết, hình ảnh,…
- Các thông tin về kinh nghiệm và chuyên môn của đội ngũ điều hành và nhân viên chủ chốt.
- Startup có thể cân nhắc tạo thêm một trang/landing page riêng dành cho nhà đầu tư chứa liên kết đến trang web chính.
- Tối ưu hóa sự hiện diện trên mạng xã hội: LinkedIn được đánh giá là một trong các nền tảng tốt nhất để tiếp cận các nhà đầu tư tiềm năng vì startup có thể tham gia vào các nhóm ngành để tìm kiếm thông tin, yêu cầu các mối quan hệ giới thiệu, hoặc liên hệ trực tiếp với nhà đầu tư.
- Sử dụng các bài đăng chất lượng để truyền thông về câu chuyện thương hiệu cách độc đáo. Startup cũng có thể tìm kiếm các kênh truyền thông của nhà đầu tư và bắt đầu tạo mối quan hệ với họ.
4. Tham gia vào các mạng lưới quan hệ
Xây dựng mạng lưới quan hệ – yếu tố cần thiết startup nào cũng nên có
Xây dựng mạng lưới quan hệ là yếu tố không thể thiếu trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng. Dưới đây là một số gợi ý cho việc phát triển chúng:
- Thu thập trước các dữ liệu cần thiết: nếu startup đang tham dự một triển lãm thương mại hoặc sự kiện đầu tư trong ngành, hãy tìm hiểu thông tin các cá nhân và doanh nghiệp sẽ tham gia và kết nói trước với họ.
- Chuẩn bị sẵn sàng các thông tin để có thể trình bày cách hấp dẫn, ngắn gọn và đầy đủ thông tin với nhà đầu tư khi có cơ hội. Kỹ năng lắng nghe cũng là yếu tố cần thiết để xây dựng mối quan hệ, vì thông qua đó, startup sẽ hiểu hơn về mối quan tâm và thế mạnh của nhà đầu tư.
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund