Startup nên biết gì về mô hình kinh doanh
Thứ Ba, 19/04/2022 14:02 (GTM +7)
MÔ HÌNH KINH DOANH LÀ GÌ?
Mô hình kinh doanh (Business Model) bắt đầu được quan tâm rộng rãi vào những năm 90 của thế kỷ 20.
Adam J.Bock và Gerard George đã định nghĩa mô hình kinh doanh là một bản thiết kế tổ chức được sử dụng để khai thác và tạo ra giá trị. Các doanh nghiệp càng lớn và sản phẩm càng phức tạp thì mô hình kinh doanh càng cần thiết.
Mô hình kinh doanh của Airbnb
Hiểu được mô hình kinh doanh sẽ giúp startup có cái nhìn tổng quát về cách thức hoạt động của một doanh nghiệp như sản phẩm, đối tượng khách hàng, lĩnh vực,…
VAI TRÒ CỦA MÔ HÌNH KINH DOANH
- Hỗ trợ nhà đầu tư nhìn ra được tiềm năng và đánh giá tính khả thi của dự án, từ đó đưa ra quyết định rót vốn phù hợp cho startup.
- Giúp startup định vị được mình trên thị trường, phân biệt với doanh nghiệp đối thủ và vạch ra những việc phải thực hiện để đạt được điều đó.
- Khuyến khích founder mở rộng góc nhìn từ bên ngoài, hiểu rõ đâu là điều quan trọng với khách hàng và làm thế nào để cung cấp tốt nhất giá trị thực cho họ.
- Startup có nền tảng để vạch ra chiến lược kinh doanh nhằm khai thác và mở rộng nguồn lực, tài nguyên mà doanh nghiệp đang sở hữu.
- Bên cạnh đó, mô hình kinh doanh còn tạo lập giá trị cho startup và đối tác cách hiệu quả, không triển khai lãng phí.
MÔ HÌNH LEAN CANVAS
Lean Canvas (Mô hình kinh doanh tinh gọn) trông giống Business Model Canvas, nhưng khác ở chỗ trọng tâm được chuyển sang khả năng thực hiện và tính khả thi của ý tưởng, đặc biệt phù hợp với các công ty khởi nghiệp.
Mô hình Lean Canvas
Mô hình Lean Canvas gồm 9 yếu tố:
- Problem: Giải thích ngắn gọn 3 vấn đề mấu chốt mà startup đang muốn giải quyết cho khách hàng.
- Customer Segments: Phân khúc khách hàng chính mà startup muốn phục vụ.
- Unique Value Proposition: Tuyên bố giá trị khác biệt với tiêu chí đơn giản, rõ ràng.
- Solution: Xác định 3 giải pháp phù hợp với tuyên bố giá trị khác biệt được nêu.
- Key Metrics: Số liệu hoá những hoạt động chủ chốt của người dùng mang lại nguồn thu nhập cho công ty và khiến họ tiếp tục sử dụng, thậm chí giới thiệu sản phẩm cho người khác.
- Channels: Danh sách tất cả kênh giao tiếp và phân phối sản phẩm/ dịch vụ, bao gồm cả miễn phí và trả tiền.
- Cost structure: Mục lục tất cả những thứ tiêu tốn tiền của công ty.
- Revenue Stream: Xác định nguồn thu nhập của công ty, lập phép tính và phỏng đoán về lợi nhuận, điểm hoà vốn ( break-even point),…
- Unfair Advantage: Lợi thế cạnh tranh độc quyền, là yếu tố khó xác định nhất.
MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ MÔ HÌNH LEAN CANVAS CHO STARTUP
Cùng ITI Fund tham khảo mô hình Lean Canvas của một số doanh nghiệp, từ đó giúp startups hình dung và áp dụng mô hình dễ dàng hơn.
1. Google
Từ công cụ tìm kiếm website, Google đã trở thành “gã khổng lồ” công nghệ với sản phẩm về phần mềm, điện toán đám mây, quảng cáo online,…
Sergey Brin và Larry Page – hai nhà đồng sáng lập Google – đã nhìn thấy những yếu tố còn thiếu ở Excite và Yahoo. Sau khi cố bán giải pháp của mình cho các đối thủ tiềm năng nhưng thất bại, họ đổi hướng sang việc phát triển dự án thành một startup tinh gọn.
Lúc bấy giờ, Andy Bechtolsheim từ Sun Microsystems đã nhận thấy tiềm năng và rót vốn đầu tư 100 nghìn USD. Năm 2018, tức gần 20 năm sau đó, giá trị thị trường của Google đã vượt mốc 700 tỷ USD.
Google và mô hình Lean Canvas (Nguồn: Babuki)
2. Facebook
Facebook là một trong những dự án ra đời sau sự kiện bong bóng dot.com vỡ với sản phẩm đầu tiên là Facemash – website xếp hạng hình ảnh của sinh viên.
Khoản đầu tư đầu tiên vào Facebook là 2.000 USD của Saverin và 1.000 USD của Zuckerberg – hai nhà đồng sáng lập.
Facebook đã trở thành mạng xã hội nổi tiếng nhất với 1,84 người dùng hoạt động hàng ngày và 28.07 tỷ ($) doanh thu năm 2020, tăng đến 33% so với cùng kỳ năm trước.
Facebook và mô hình Lean Canvas (Nguồn: Babuki)
3. Youtube
YouTube được thành lập bởi 3 kỹ sư tài năng – những người đều đã từng là nhân viên nòng cốt tại PayPal: Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim.
Sequoia Capital là nhà đầu tư đầu tiên với số tiền 3,5 triệu USD vào thời điểm 10 tháng sau khi tên miền youtube.com hoạt động.
Năm 2006, Youtube được Google mua lại với mức giá lên đến 1,65 tỷ USD.
Youtube và mô hình Lean Canvas (Nguồn: Babuki)
4. Amazon
Amazon được xem là một trong “tứ đại công nghệ” của thế giới cùng với Google, Apple và Facebook. Xuất phát điểm của Amazon đơn thuần là nền tảng kinh doanh sách online và về sau mở rộng hơn với hàng loạt hàng hóa tiêu dùng và phương tiện truyền thông kỹ thuật số.
Ngoài ra, Amazon còn sản xuất các thiết bị điện tử hữu ích và quen thuộc như Kindle ebook reader, Kindle Fire, Echo, Fire TV,…
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người phải ở nhà và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Amazon cho biết đã giao kỷ lục hơn 1 tỷ sản phẩm tới khách hàng trên toàn cầu trong một mùa mua sắm cuối năm.
Tính cả năm 2020, doanh thu ròng của Amazon đạt gần 390 tỷ USD, tăng 38%, nhiều hơn 6 tỷ USD so với dự báo của giới phân tích. Lợi nhuận ròng đạt 21,3 tỷ USD, tăng gần 84% so với năm 2019.
Amazon và mô hình Lean Canvas (Nguồn: Babuki)
Ở giai đoạn đầu, startup cần điều chỉnh liên tục mô hình kinh doanh dựa trên dữ liệu thu thập được từ hoạt động công ty hay phản hồi khách hàng, từ đó tìm ra mô hình phù hợp nhất, phát triển kế hoạch hoạt động và dự báo tài chính.
Thông tin chi tiết về Lean Canvas và tính ứng dụng của mô hình, xem thêm tại phần tiếp theo của bài viết.
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund