Chiến lược bán hàng – khái niệm và cách startup nên ứng dụng
Thứ Hai, 12/12/2022 09:00 (GTM +7)
Nếu không có chiến lược, tất cả các nỗ lực bán hàng và tiếp thị của startup có thể không mang lại kết quả như mong đợi. Tại bài viết này, cùng ITI Fund tìm hiểu khái niệm và cách startup ứng dụng chiến lược bán hàng vào hoạt động kinh doanh.
1. Chiến lược bán hàng là gì?
Chiến lược bán hàng là tập hợp các mục tiêu và hành động thể hiện cách các thành viên trong nhóm bán hàng định vị được tổ chức và sản phẩm từ đó chốt các giao dịch bán hàng. Nó cũng hướng dẫn các đãi diện bán hàng tuân theo và có các mục tiêu rõ ràng liên quan quy trình bán hàng, phân tích cạnh tranh và định vị sản phẩm.
Một chiến lược rõ ràng và được cân nhắc cẩn thận sẽ bao gồm nhiều thành phần. Chúng cần xác định các cơ hội và xây dựng mối quan hệ với các khách hàng tiềm năng đồng thời quản lý rủi ro.
2. Tầm quan trọng của một chiến lược bán hàng hiệu quả
- Hiểu được khách hàng ở mỗi giai đoạn của hành trình mua hàng: startup có thể vẽ hành trình mua hàng của khách hàng mục tiêu và lên chiến lược phù hợp với từng giai đoạn. Điều này giúp nhân viên kinh doanh có kịch bản và cách tiếp cận hiệu quả với mỗi khách hàng.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên: yếu tố con người rất quan trọng trong mỗi chiến lược bán hàng. Một đội ngũ kinh doanh phù hợp sẽ góp phần triển khai chiến lược bán hàng hiệu quả.
- Giành được lợi thế cạnh tranh: khách hàng chắc hẳn sẽ lựa chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp mà họ cảm thấy có giá trị. Khi chiếm được trái tim người dùng bằng một chiến lược bán hàng hiệu quả thì doanh nghiệp có thể giành được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ.
3. Một số chiến lược bán hàng tiêu biểu
Hiểu rõ sản phẩm của chính doanh nghiệp
“Biết mình đang bán những gì” là một chiến lược bán hàng khá phổ biến. Đội ngũ bán hàng của startup sẽ không thể xử lý các phàn nàn hay trả lời câu hỏi của khách hàng nếu họ không thật sự hiểu các lợi ích và tính năng của dịch vụ hoặc sản phẩm đang kinh doanh.
Bằng cách tự mình thử nghiệm sản phẩm, hỏi cấp trên trực tiếp những thắc mắc còn chưa rõ, ngâm cứu thư chào hàng và các tài liệu liên quan, đội ngũ bán hàng sẽ làm quen với các sản phẩm mà doanh nghiệp đang kinh doanh, từ đó giúp ích cho quá trình bán hàng của công ty.
Tai nghe không bằng mắt thấy
Khách hàng thường muốn nghe về các tính năng và lợi ích nếu họ có quan tâm đến sản phẩm, tuy nhiên, nếu có thể nhìn thấy cách sản phẩm trực tiếp hoạt động, startup sẽ dễ gây ấn tượng với họ hơn, từ đó khách hàng sẽ hiểu rõ và xem xét mức độ phù hợp của sản phẩm, giúp quá trình bán hàng diễn ra trơn tru hơn.
Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
Người tiêu dùng có những nhu cầu và mong muốn khác nhau, từ đó, họ thường được thu hút bởi những dịch vụ, sản phẩm và công ty mang tính cá nhân hoá cao. Startup sẽ dễ dàng xác định nhu cầu của khách hàng và giúp họ tìm ra giải pháp nếu doanh nghiệp đã sở hữu mức độ hiểu biết nhất định về khách hàng mục tiêu của mình.
Gợi ý: công ty có thể triển khai một chương trình khuyến khích khách hàng hiện tại giới thiệu và đề xuất doanh nghiệp cho bạn bè và những người quen biết khác từ đó tận dụng các khoản giảm giá.
Cạnh tranh về giá
Giá cả thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình bán hàng. Nếu doanh nghiệp không thể giảm giá sản phẩm của mình thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh, thì việc hiểu doanh số bán hàng và giá cả thông thường của đối thủ rất quan trọng, để từ đó, doanh nghiệp có thể truyền đạt cách thuyết phục với người tiêu dùng rằng, số tiền họ bỏ ra cao hơn sẽ thu được thêm giá trị gì.
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund