9 bước để có bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh
Thứ Hai, 06/12/2021 16:12 (GTM +7)
Kế hoạch kinh doanh chính là một kế hoạch mô tả quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Các bước lập kế hoạch kinh doanh được triển khai như sau:
Bước 1: Ý tưởng là linh hồn của mọi sự khởi đầu
Hầu hết sự thành lập của các doanh nghiệp đều bắt đầu bằng việc khởi xướng một ý tưởng kinh doanh. Một ý tưởng độc đáo được ví như nền tảng vững chắc cho sự thành công, là chủ chốt định hướng, phát triển doanh nghiệp ở hiện tại và cả tương lai. Chính vì vậy bước đầu tiên trước khi lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết là hãy xây dựng cho mình một ý tưởng thật độc đáo.
Bước 2: Thiết lập mục tiêu và kết quả cần đạt cho từng giai đoạn
Những mục tiêu và thành quả chính là động lực để chúng ta cố gắng, là cái đích cho mọi ý tưởng. Việc vẽ ra điểm đầu và điểm cuối giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng định hướng và tiến độ để có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất, tránh xa rời dự định ban đầu. Liệt kê các mục tiêu sẽ giúp kế hoạch kinh doanh chi tiết và chính xác hơn.
Bước 3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Phần lớn các startup “chết dần chết mòn” do xác định sai phân khúc thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó cuộc chiến khốc liệt trên thương trường không chỉ có mình ta mà còn cả hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn kẻ đối đầu khác. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, muốn vươn lên chúng ta buộc phải hiểu rõ mọi yếu tố môi trường xung quanh, đây là một bước cực kì quan trọng trong cách lập bảng kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ.
Trả lời các câu hỏi: Thị trường mục tiêu của chúng ta là gì? Đối tượng khách hàng chúng ta hướng đến là ai? Lĩnh vực mà chúng ta lựa chọn có đặc điểm như thế nào? Đối thủ của chúng ta gồm những ai? Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể!
Bước 4: Lập sơ đồ SWOT
Phân tích SWOT là công cụ xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, đánh giá đối thủ, khảo sát nhu cầu thị trường, phát triển thương hiệu. Kết quả lý tưởng đối với một doanh nghiệp là tối đa hóa các điểm mạnh và giảm thiểu các điểm yếu để công ty có thể tận dụng các cơ hội được liệt kê ở trên, vượt qua các mối rủi ro đã xác định. Ví dụ điểm mạnh của bạn nằm ở nguồn hàng giá rẻ nhưng chất lượng chỉ đạt mức trung bình, vậy thì khi lên kế hoạch bán hàng bạn phải tập trung vào chiến lược giá thay vì chất, như vậy mới tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình.
Bước 5: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh
Ý tưởng vĩ đại, kế hoạch to lớn, vậy bạn có thể hiện thực hóa nó một mình được không? Chắc chắn không thể, bạn cần người cùng chung chí hướng, cần những nhân viên chuyên môn khác nhau.
Cụ thể, nếu xây dựng được một cơ cấu tổ chức doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp quản trị công việc một cách hệ thống, trật tự, nhịp nhàng. Trong khi đó, tính linh hoạt của nó sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phân bổ nguồn lực thích hợp để khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh trong tương lai.
Bước 6: Lập kế hoạch Marketing
Đừng quên quảng bá, truyền thông thương hiệu, đây là bước có vẻ không liên quan nhưng thực chất nó rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của chúng ta. Ngay từ lúc khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lược dài hơi và linh hoạt sẽ giúp tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn, đây cũng là một trong những hướng dẫn cách lập bản kế hoạch kinh doanh khôn ngoan nhất.
Bước 7: Lập kế hoạch quản lý nhân sự
Dù là mô hình kinh doanh nhỏ hay lớn, chúng ta cũng cần có kế hoạch cho việc quản lý nhân sự nhằm đảm bảo sự hoạt động trơn tru, thuận lợi. Mỗi nhân sự cần được phân công nhiệm vụ rõ ràng và bạn quản lý nhân sự dựa trên báo cáo định kỳ trong các buổi họp giao ban.
Bước 8: Lập kế hoạch quản lý tài chính
Tài chính được ví như “huyết mạch” của một doanh nghiệp đồng thời còn động lực cho sự khởi đầu của một startup, vì thế mà việc lập kế hoạch tài chính là vô cùng quan trọng và cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực nào. Tất cả các doanh nghiệp đều cần áp dụng kế hoạch tài chính, kể cả các doanh nghiệp nhỏ có ngân sách chi tiêu hạn chế hay ngay cả một cá nhân cũng cần phải có kế hoạch tài chính.
Bước 9: Kế hoạch triển khai
Đây là bước cuối cùng để hiện thực hóa tất cả những bước trên. Bạn cần đảm bảo sự tuân thủ theo đúng kế hoạch đã đề ra trước đó. Trong trường hợp cần thay đổi, bạn nên tính toán kỹ càng, có bước điều chỉnh và thích nghi dần, tránh làm theo hướng bộc phát, phá hỏng bản kế hoạch ban đầu.
Với 9 bước lập kế hoạch kinh doanh trên đây, mong rằng bạn sẽ có được sự hiểu biết và hình thành cơ bản quy trình, định hướng trước khi bắt tay vào thực hiện việc khởi nghiệp của mình.
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund