Vấn đề pháp lý startup cần quan tâm khi kinh doanh tại nước ngoài
Thứ Ba, 27/09/2022 09:00 (GTM +7)
Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, nhiều startups đang nung nấu ý định đặt chân đến các quốc gia khác để tiếp tục công việc kinh doanh của mình. Theo One IBC, việc duy trì hoạt động ở nước ngoài có nhiều cơ hội nhưng cũng tồn tại không ít thách thức mà công ty khởi nghiệp cần phải vượt qua.
Cùng ITI Fund tìm tiểu một số vấn đề pháp lý mà startup cần quan tâm để kinh doanh thuận lợi và tránh những rào cản không đáng có.
1. Thủ tục thành lập
Tuỳ vào yêu cầu và quy định riêng về pháp luật, thủ tục thành lập công ty tại mỗi quốc gia có sự khác nhau. Startup cần đăng ký hình thức và mô hình kinh doanh phù hợp với pháp luật nước sở tại và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với những hoạt động của mình. Các yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp như bảo vệ dữ liệu, quyền của nhân viên hoặc thuế có thể trở thành vấn đề lớn nếu không tuân thủ đúng pháp luật của quốc gia đó.
Ví dụ: Ở New Zealand, quy trình thành lập doanh nghiệp chỉ trong một ngày với thủ tục giấy tờ tối thiểu. Ở Panama và Chile, quy trình thành lập doanh nghiệp cần khoảng 6 – 7 thủ tục và có thể mất gần hai tuần. Ở Bồ Đào Nha, quá trình này có thể mất ít nhất 5 ngày và ít nhất là 5 thủ tục. Ở Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc), việc thành lập doanh nghiệp bao gồm 3 thủ tục và có thể hoàn thành trong 3 ngày.
2. Bảo vệ quyền lợi người lao động và an toàn dữ liệu
Các quyền lợi của người lao động như lương, nghỉ lễ, giờ làm việc, tham gia công đoàn, bảo hiểm tại các nước phát triển, đặc biệt các quốc gia châu Âu và Mỹ rất chú trọng và khắt khe. Vì vậy, startup có sử dụng người lao động cần đảm bảo các thủ tục hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật của địa phương, trong đó nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động cần được nêu rõ.
Trong thời đại công nghiệp 4.0, dữ liệu thường được ví như “vàng” và Liên minh Châu Âu có luật bảo vệ dữ liệu cá nhân nghiêm ngặt. Do đó, việc doanh nghiệp nhận hoặc xử lý dữ liệu cá nhân phải tuân phải theo các quy định và cần có sự đồng ý của chủ sở hữu dữ liệu, không được chuyển ra ngoài EU mà không có đăng ký bảo vệ và sử dụng dữ liệu phù hợp.
3. Hợp đồng và quyền sở hữu trí tuệ
Sử dụng ngôn ngữ nước sở tại và đảm bảo giá trị pháp lý là điều kiện bắt buộc không chỉ hợp đồng lao động mà còn các loại hợp đồng khác như B2C, B2B, thỏa thuận với nhà cung cấp ở mà startup hoạt động ở nước ngoài cần tuân thủ. Vì vậy, doanh nghiệp có thể cần những chuyên gia để kiểm tra các loại hợp đồng hoặc điều khoản dịch vụ có hiệu lực pháp lý hay không.
Vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ cũng là điều mà các nước phát triển rất coi trọng. Nhãn hiệu, bằng sáng chế, quyền thiết kế, kiểu dáng và bản quyền phải được đăng ký tại chính thị trường doanh nghiệp hoạt động. Ví dụ, startup có kế hoạch bán hàng tại 3 thị trường ở châu Âu trở lên có thể cân nhắc việc đăng ký bảo hộ trên toàn EU, nhưng cũng có thể nộp hồ sơ cho từng quốc gia nếu tập trung kinh doanh tại các thị trường hạn chế.
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund