Những điểm lưu ý về tài chính mà startup nên biết
Thứ Ba, 12/04/2022 17:59 (GTM +7)
Tài chính là yếu tố rất quan trọng nhưng các startup thường ít chú ý đến. Cùng ITI Fund xem qua các lưu ý về khía cạnh này, từ đó giúp công ty khởi nghiệp có bước chuẩn bị tốt hơn, đặc biệt là vào vòng gọi vốn.
Xem thêm: Startup Cần Lưu Ý Gì Khi Định Giá Gọi Vốn Đầu Tư
Vì sao startups cần chú trọng kế hoạch tài chính?
- Kế hoạch tài chính rõ ràng giúp tăng lòng tin của nhà đầu tư với doanh nghiệp vì sự minh bạch và xác thực thông tin. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể đánh giá tính khả thi về mặt giải pháp, kế hoạch kinh doanh và năng lực điều hành của founders.
- Kế hoạch tài chính sẽ cho startups biết cần bao nhiêu và khi nào nên sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp chưa đủ số vốn cần thiết để bắt đầu kinh doanh thì có thể phải triển khai ở quy mô nhỏ hơn trong phạm vi ngân sách cho phép.
- Với trọng tâm hướng đến tương lai, kế hoạch tài chính tốt giúp founders thấy rõ những khoản chi phí cần thiết để duy trì đà tăng trưởng và cải thiện liên tục hiệu suất công ty.
- Sau khi phân tích sự khác biệt giữa thực tế và kỳ vọng trong kế hoạch tài chính, các founders có thể thực hiện những điều chỉnh cần thiết để đưa doanh nghiệp quay trở lại đúng lộ trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Startup nên lưu ý gì về kế hoạch tài chính ở từng giai đoạn
- Giai đoạn tìm kiếm ý tưởng: startups cần chủ động nguồn tiền thông qua việc lên kịch bản tài chính ít nhất 6 tháng. Nhà sáng lập cũng phải dự trù quản lý dòng tiền nếu dự án thất bại ở giai đoạn đầu.
- Giai đoạn tìm kiếm Co-founder: ít nhất một trong các nhà đồng sáng lập nên có kiến thức lĩnh vực này và đóng góp về tài chính để gia tăng cam kết và trách nhiệm với dự án.
- Giai đoạn xây dựng sản phẩm mẫu và tìm kiếm thị trường: cần có sự chuẩn bị tài chính tốt và tính toán được tổng nguồn vốn cần chuẩn bị vì giai đoạn này cần tốn nhiều chi phí.
- Giai đoạn có sản phẩm mẫu và thị trường hồi đáp tốt: xuất hiện cổ phiếu thưởng (esoft) và các nhà đầu tư thiên thần. Đây cũng là giai đoạn các trung tâm ươm tạo khởi nghiệp và các nguồn vốn hỗ trợ từ chính phủ có thể tham gia.
- Giai đoạn khẳng định mô hình, tăng trưởng nhanh và liên tục: có thể phát triển theo hai hướng:
- Startups tự phát triển, founder đánh giá công ty có khả năng tự xoay vòng vốn trong 1-2 năm tới và không muốn gọi vốn đầu tư
- Cần gọi vốn để có dòng tài chính đảm bảo sự phát triển của công ty và các vòng được thực hiện theo từng giai đoạn và nhu cầu vốn.
- Giai đoạn thoái vốn exit có hai mô hình phổ biến nhất:
- Bán toàn bộ công ty lại cho một doanh nghiệp lớn mà startup có thể tạo thêm giá trị cho hệ sinh thái của họ
- Trở thành công ty đại chúng trên sàn chứng khoán.
Các giai đoạn phát triển thường thấy của một startup (Nguồn: Anna Vital)
Những lưu ý về tài chính trong khởi nghiệp:
- Vấn đề gọi vốn: tại giai đoạn đầu, sự tin tưởng, uy tín của Founder sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các quyết định tham gia đầu tư của các bên liên quan.
- Về vấn đề thời gian: Startups luôn cần chuẩn bị kế hoạch tài chính và nguồn vốn trong thời gian ít nhất 12-18 tháng và việc gọi vốn với quỹ đầu tư thường mất từ 3-6 tháng, thậm chí 1 năm.
- Quan điểm về tiền vay: cần lưu ý áp lực từ dòng tài chính vay lãi suất cao vì dễ làm Founder phân tâm và ảnh hưởng chung tới dự án. Phương án vay thường phù hợp hơn với SMEs – đã có tài sản đảm bảo và khả năng chi trả.
Trên đây là những điều startups cần quan tâm khi lập kế hoạch tài chính khởi nghiệp. Tuy nhiên, quan trọng hơn hết là sự minh bạch. Các founder nên chia sẻ đầy đủ bức tranh tài chính, kể cả góc khuất để cộng sự của mình nắm rõ và chung tay chèo lái con thuyền khởi nghiệp chinh phục biển lớn.
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund