Điểm qua một số startup nông nghiệp nổi bật
Thứ Ba, 21/06/2022 18:25 (GTM +7)
Ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn như việc tăng chi phí sản xuất, thiếu lao động, quản lý thiếu hiệu quả đất đai và chất thải thực phẩm, bên cạnh việc người tiêu dùng đòi hỏi sự minh bạch ngày càng gắt gao.
Để ứng phó với những thách thức trên, một số startups đã nghiên cứu và phát triển những sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp chất lượng, thân thiện môi trường, tận dụng nguồn nguyên liệu thay thế, áp dụng công nghệ mà giá cả phải chăng.
Dưới đây là một số startup Việt Nam đang tích cực hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững:
-
Vietnipa – Tận dụng tài nguyên vô giá từ thứ tưởng chừng bỏ đi
Nếu hình ảnh đặc trưng của miền quê Bắc và Trung bộ là hàng tre xanh, thì vùng Nam Bộ lại tự hào với bóng dáng thân thương của những rặng Dừa Nước.
Đời sống của người dân nơi đây gắn liền với cây Dừa Nước. Những ngọn lá vươn cao thẳng tắp dùng để lợp nhà che nắng chắn mưa, rễ và thân cây ngâm mình trong lòng đất giúp giữ bờ, ngăn sạt lở. Đây còn là nơi trú ngụ của nhiều loại thủy sản đặc trưng, đem lại nguồn thức ăn dồi dào và là nguồn sinh kế cho người nông dân trong vùng.
Nguồn ảnh: Vietnipa
Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra, diện tích dừa nước cũng dần thu hẹp. Với hiệu quả kinh tế không cao từ việc bán lá và buồng, người dân đành phá bỏ vườn truyền thống nhằm chuyển đổi sang loại cây trồng khác có giá trị hơn hoặc lấy đất xây nhà.
Nhiều loài thủy sản mất đi nơi ở tự nhiên, đất ven sông cũng mất đi chốt chặn bảo vệ của mình trước những đợt sóng thủy triều. Cây Dừa Nước mất đi kéo theo những hậu quả không nhỏ về hệ sinh thái, môi trường trong khi tác động của biến đổi khí hậu là ngày càng lớn.
Nguồn ảnh: Vietnipa
Tuy nhiên, có một thành phẩm rất giá trị và thật đáng tiếc khi hầu hết người dân trồng dừa nước lâu năm đều không biết: MẬT. Trong khi Thốt Nốt, người “anh em” với dừa nước, đã được khai thác mật cuống hoa từ lâu đời và trở thành đặc sản hấp dẫn Tây Nam Bộ, thì dừa nước lại chỉ được khai thác lá và buồng quả.
Trong khi đó, Indonesia, Philippines hay Thái Lan từ xa xưa đã biết cách khai thác mật từ cuống dừa nước và chế biến nó thành nhiều sản phẩm hấp dẫn như đường, giấm, rượu,… đem lại giá trị kinh tế cao gấp hàng chục lần so với khai thác lá và quả.
Nguồn ảnh: Vietnipa
Bằng tình yêu và nỗi trăn trở dành cho quê hương, Tiến đã quyết tâm sẽ trở thành người tiên phong mở ra kho báu quý giá ấy; khi anh sinh ra và lớn lên tại huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh, nơi được UNESCO công nhận là Khu Dự Trữ Sinh Quyển Của Thế Giới với những rừng dừa nước bao la, trải rộng trên diện tích gần một nghìn hecta.
Dừng công việc ổn định tại một doanh nghiệp lớn, chàng kỹ sư trẻ đã vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn và thách thức, qua việc tìm tòi học hỏi, kết hợp với kinh nghiệm nông nghiệp từ người cha của mình để khai thác thành công những giọt mật dừa nước đầu tiên. Tên thương hiệu “Dừa Nước Ông Sáu” cũng bắt nguồn từ đó.
Sản phẩm mật dừa tươi và mật dừa cô đặc của Vietnipa (Nguồn ảnh: Vietnipa)
Thu hoạch được mật dừa nước đã khó, việc chế biến chúng trở thành sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng càng khó hơn. Với kiến thức và kỹ năng của mình, Tiến cùng các cộng sự đã không ngừng cải tiến về quy trình công nghệ và thiết bị, tạo ra sản phẩm ngày càng chất lượng hơn và đáp ứng thị hiếu của khách hàng.
Từ khi đó, những người nông dân tại huyện Cần Giờ đã có thêm một nguồn thu nhập ổn định. Khác với lá chỉ thu hoạch được 1 – 2 lần mỗi năm, người dân có thể gõ cuống để tiết mật hằng ngày và được công ty thu mua với giá cao hơn rất nhiều. Một hecta Dừa Nước có thể khai thác được 15-20 tấn mật/năm mà không tốn nhiều công chăm sóc. Từ nay, người nông dân đã có thể canh tác ngay trên chính vườn của mình mà trước nay từng bỏ hoang, cải thiện đời sống kinh tế vừa giúp bảo vệ “lá phổi xanh” của thành phố Hồ Chí Minh.
Sản phẩm đường từ mật dừa nước của Vietnipa (Nguồn ảnh: Vietnipa)
Giờ đây, sản phẩm mật cô đặc và đường với thương hiệu Dừa Nước Ông Sáu – Vietnipa đã đến tay của nhiều khách hàng trên mọi miền đất nước. Những sản phẩm mới hơn, có giá trị cao hơn từ vẫn đang được nghiên cứu và phát triển, hứa hẹn sẽ đáp ứng những nhu cầu cao hơn trong tương lai, giúp sản vật Việt Nam vươn ra thế giới. Đây cũng là dự án mà ITI Fund đang thảo luận để tiến hành hợp tác đầu tư.
-
HiFarm – Ứng dụng công nghệ cao vào trồng trọt
Đưa mình vào viễn cảnh năm 2050 lúc dân số thế giới đạt 10 tỷ người, với nỗi lo thiếu lương thực khi canh tác nông nghiệp ngày càng khó khăn; đội ngũ kỹ sư HiFarm đã bắt tay vào nghiên cứu và cho ra đời giải pháp nông nghiệp công nghệ cao tự động toàn diện.
Nguồn ảnh: HiFarm
Từ đó, HiFarm mang đến môi trường sống lý tưởng khép kín cho tất cả loại cây trồng có thể phát triển ổn định và cho ra năng suất cao bất chấp mọi loại khí hậu, địa hình, thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin, AI (trí tuệ nhân tạo) và IoT (Internet vạn vật), gồm:
- Giải pháp tự động hoá nông nghiệp HiFarm ứng dụng IOT vào trồng trọt, kiểm soát 5 yếu tố: EC, PH, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất/không khí; giúp nông dân tiết kiệm công sức, thời gian và nâng cao hiệu suất cũng như chất lượng, sản lượng nông sản; tiếp cận với các thị trường khó tính như JP, US, EU…
Nguồn ảnh: HiFarm
- Nông sản với tiêu chí 3F – Fresh from Farm từ các nông trại thuộc hệ thống HiFarm, được kiểm định gắt gao từng khâu từ canh tác đến đóng gói, để đảm bảo đến tay người dùng không chỉ là thành quả tươi ngon, mà còn rõ nguồn gốc xuất xứ, giúp người dùng an tâm sử dụng nông sản xanh vì sức khỏe.
Nguồn ảnh: HiFarm
Với hệ thống hoạt động tự động, giải pháp HiFarm được thiết lập để dần thay thế vai trò của nông dân tại vườn, đồng thời tối ưu hóa cả về số lượng lẫn chất lượng nông sản. Các thiết bị được tạo ra tại đây đều được thiết kế độc quyền và riêng biệt để đảm bảo hiệu quả vận hành của toàn hệ thống.
Nguồn ảnh: HiFarm
HiFarm có hơn 5 trang trại tự động hóa với tổng diện tích 4,2 ha. Hiện nay, tất cả các nông sản trồng tại đây đều đạt tiêu chuẩn GAP và được bán phổ biến ở nhiều siêu thị trên địa bàn TP.HCM.
Nguồn: Tổng hợp
Thông tin liên hệ:
- 🌏 itifund.com
- 📞 (+84)90 998 3699
- 📩 info@itifund.com
- 🔔 fb.me/ITIFund